Đứng ở đường Võ Tánh
nhìn lại ngã 7. Có Ông già bán sâm sữa trước nhà thuốc tây Phan
thiết vào ban đêm. Ông đeo kính cận, cột thắt một cái khăn ngang
trán, nhìn ông mà nghĩ đến những Kamikaze người Nhật trong thế chiến
thứ hai. Có khi một cái
khăn màu đỏ ông thay đổi buộc ngang làm nổi bật trong đêm. Chúng tôi đặt cho ông cái tên Chiến sĩ Phù Tang. Chiếc xe đẩy bán sữa đậu
nành nóng nhìn sạch sẽ, nồi sữa bốc khói. Một tô đựng đầy trứng gà
đặt gần đó và một thố đường cát trắng. Một ly
sữa đậu nành nóng đập thêm cái trứng gà bỏ vô nhìn thôi cũng cho một
cảm giác bổ dưỡng, chưa uống mà nội lực đã tăng. Cũng còn có nồi nước
xâm. Một ly trắng đen, sữa đậu nành pha nước xâm, làm ấm lòng một giấc
ngủ đêm. Những chiếc ghế xếp bằng sắt có
mặt ghế bằng gỗ tốt đặt chung quanh xe có lúc khách đông phải xếp thêm
những chiếc ghế nhựa nhìn không đồng bộ và không được đẹp.
Bên kia đường là tiệm hớt tóc Ánh Sáng, bên cạnh đó là một cặp vợ chồng già bán phở Bắc. Một hình ảnh của phố đêm khi không còn khách, hai vợ chồng già cùng đấy chiếc xe có chiếc đèn bão treo lắc lư trên đường vắng. Đường về canh khuya. ..
Cũng phải nói đến hàng cháo khuya Sáu Chu nơi đây. Ban đầu chỉ bán cháo lá dứa ăn với tôm khô củ kiệu hay hột vịt muối, hột vịt Bắc thảo. Người ta kể là một nông dân ở Trung Quốc đã tìm thấy một quả trứng bị chôn vùi dưới lớp tro hơn trăm năm vì một nguyên do gì đó. Nhưng khi đập trứng ra trứng có đổi màu mà ăn vẫn còn được, Hột vịt bắc thảo có tên "one thousand year old egg" Trứng vịt bắc thảo làm phải bao xung quanh trái trứng một lớp trấu hay tro của trấu màu đen. Chú Sáu sau bán thêm mì quãng và cũng rất xuất sắc. Cháo Sáu Chu mi quãng sáu chu rất quen thuộc trong giới thích ăn khuya. Nước giếng Phan thiết nấu cháo rất ngon nên cháo lá dứa Sáu Chu ngon là nhờ nấu bằng nước giếng.
Bên kia đường là tiệm hớt tóc Ánh Sáng, bên cạnh đó là một cặp vợ chồng già bán phở Bắc. Một hình ảnh của phố đêm khi không còn khách, hai vợ chồng già cùng đấy chiếc xe có chiếc đèn bão treo lắc lư trên đường vắng. Đường về canh khuya. ..
Cũng phải nói đến hàng cháo khuya Sáu Chu nơi đây. Ban đầu chỉ bán cháo lá dứa ăn với tôm khô củ kiệu hay hột vịt muối, hột vịt Bắc thảo. Người ta kể là một nông dân ở Trung Quốc đã tìm thấy một quả trứng bị chôn vùi dưới lớp tro hơn trăm năm vì một nguyên do gì đó. Nhưng khi đập trứng ra trứng có đổi màu mà ăn vẫn còn được, Hột vịt bắc thảo có tên "one thousand year old egg" Trứng vịt bắc thảo làm phải bao xung quanh trái trứng một lớp trấu hay tro của trấu màu đen. Chú Sáu sau bán thêm mì quãng và cũng rất xuất sắc. Cháo Sáu Chu mi quãng sáu chu rất quen thuộc trong giới thích ăn khuya. Nước giếng Phan thiết nấu cháo rất ngon nên cháo lá dứa Sáu Chu ngon là nhờ nấu bằng nước giếng.
Nhà Bác Ban Hạp, tiệm
giày Bata đối diện tiệm cháo chú Sáu . Đầu đường Nguyễn Du có tiệm
may Tấn Tấn, tiệm bán xe cũng cùng tên. Tấn là tên con trai của chú Bảy.
Tiệm hớt tóc Bình Minh phía bên trong có cho thuê bàn ping pong. Tiệm
sửa xe gắn máy
Tấn Tấn, tiệm billard Hoàng Hương, tiệm vàng Đức Chính. Cuối dãy nhưng
đâu đường Đồng Khánh là nhà thầy Hiệu trưởng Nguyễn thanh Tùng và Cô
Lệ.
Không biết người ta xây
cái "cù lao" giữa ngã bảy để làm gì. Nếu là vòng xoáy thì chẳng có
chút nào hiệu quả. Nghe nói ngày xưa Pháp xử tử bắn ở đây một số người
đi kháng chiến .
Từ đường Võ Tánh, theo
chiều kim đồng hồ là đường Nhà Cò, đầu đường là rạp hát Bình thuận,
thỉnh thoáng những đoàn cải lương ra đây hát. Nhớ bà già dẫn đi xem
tuồng Thuyền ra cửa biển, Mắt em là bể oan cừu. Trong rạp có nhiều tiếng
khóc sụt sịt buồn
chịu không nổi. Tiệm billard Anh Đào nhà anh Sử. Nghĩa, em anh học cùng
lớp tử trận trên Kontum. Chùa Liên Trì có Cô Thuận trụ trì, Cô Năm
Gạo, Bác Mười Hợi Nam Thạnh Lầu, Thày Giáo Nhiều trong ban trị sự. Nhà
anh Nguyễn Bắc Sơn, nhà Trường Thanh làm lịch
TTM, quán Lòng Tong. Vì có đồn cảnh sát ở đây nên có tên đường Nhà Cò,
tên đường cũ thời Pháp cũng vậy (La rue des gendarmes? ???)
Kể là đường Thái Phiên trên đường này có chùa Phước Kiến. Đầu đường trước kia là bến xe ngựa đi vô Phú Lâm, Hàm Thuận.
Đường Đồng Khánh, đường Nguyễn Du, đường Lý thường Kiệt, rồi đường Gia Long.
Tín Nguyễn PBC72
No comments:
Post a Comment