(có lẻ nhiều ng hỏi thăm nên nhà nước chỉ đại lô cốt cũ cho xong, lầu ô hoàng mà sơ sài như thế ư !). Cám cảnh lâu đài tôi có làm bài thơ, mời các bạn xem.
LẦU ÔNG HOÀNG
( thơ thất ngôn bát cú )
Hoàng hôn rũ bóng lầu Ông Hoàng.
Lẻ loi cô tịch cảnh tan hoang.!
Tiếng tăm lộng lẫy lầu son đẹp.
Vang bóng kiêu kỳ gác tía sang.
Cỏ dại leo tường cười nghiêng ngã.
Côn trùng khoét gạch khóc thở than.
Cám cảnh ngậm ngùi di tích cũ !
Đau lòng Mặc Tử chốn suối vàng !
Om ( son quay)
́
Gửi từ ASUS của tôi
Lầu Ông Hoàng là một di tích thắng cảnh nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp ở phường Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận. Đây vốn là một biệt thự do Ferdinand d'Orléans, Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp bỏ ra số tiền 82.000 đồng bạc Đông Dương để xây, nhưng đến nay đã bị phá hủy và chỉ còn là tàn tích. Địa danh này cũng được gắn liền với thi sĩ Hàn Mặc Tử trong giai đoạn ông đến thăm Phan Thiết.
Lịch sử
Vào năm 1911, Công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Nhận thấy phong cảnh tại những ngọn đồi xung quanh Phan Thiết rất hữu tình, nên ông đã mua lại mảnh đất rộng 536m2, cách Tháp Po Sah Inư 100 m về hướng nam đê xây dựng biệt thự.Tòa biệt thự được khởi công xây dựng ngày 21 tháng 2 năm 1911 với quy mô 13 phòng rộng cùng nhiều tiện nghi phụ thuộc, như máy phát điện đặt dưới tầng hầm, hồ chứa nước có thể dùng đủ cả năm. Khi xây xong, biệt thự được xem là công trình hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Tên gọi Lầu Ông Hoàng xuất phát từ cách gọi dân dã của người dân về sự sang trọng của vị công tước người Pháp cư ngụ ở đây. Lầu Ông Hoàng có một vị trí đẹp, cao 105 m so với mặt nước biển, cách trung tâm Thành phố Phan Thiết 7 km nằm trên khu vực đồi Bài Nài.
Tháng 7 năm 1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại nó. Sau khi người Pháp quay trở lại Việt Nam năm 1945, người Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt để canh giữ toàn vùng Phan Thiết. Lầu Ông Hoàng trở thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Kể từ đó trở đi, Lầu ông Hoàng không còn được ai chăm nom và dần trở nên hoang phế.
Ngày nay, Lầu ông Hoàng đã trở thành tàn tích, phần lớn công trình đã bị mất dấu vết. Chỉ tiếc rằng, ngành du lịch của địa phương không có những chỉ dẫn chính xác nên nhiều người đến đây đều lầm tưởng những lô cốt quân sự còn sót lại cách Tháp Po Sah Inư về hướng Nam khoảng 100m chính là lâu đài của công tước De Monpensier. Vì vậy, hình ảnh một lô cốt có tháp canh khá cao xấu xí với nhiều lỗ châu mai và lỗ chỗ vết đạn mà gọi Lầu Ông Hoàng là hoàn toàn sai lạc.
Giai thoại liên quan đến Hàn Mặc Tử
Địa danh Lầu Ông Hoàng còn gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử - bởi lẽ Lầu Ông Hoàng từng là nơi hẹn hò và ngắm trăng của Hàn Mạc Tử với Mộng Cầm - người tình của nhà thơ. Nhà thơ Hàn Mạc Tử có nhiều bài thơ nói về nơi này, nổi tiếng là bài "Phan Thiết Phan Thiết" với những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết; Trong bài thơ này ông ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ và ông:
...lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng
Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang.
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết...
Tương truyền Hàn Mặc Tử đã phóng bút tích của mình lên tấm bia đá tại
Lầu ông Hoàng, tuy nhiên, di tích đó hiện nay chỉ còn là đống gạch vụn.
Trong ca khúc "Hàn Mặc Tử" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
cũng có nhắc đến Lầu Ông Hoàng: "Lầu Ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn
Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang
vắng..."
Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang.
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết...
No comments:
Post a Comment