Thursday, September 24, 2015

Núi Tà Dôn và người Học Sinh Phan Bội Châu năm nào.



 Ngôi làng cạnh quốc lộ 1 của núi Tà Dôn

Những năm sau đảo chánh 1-11-1963,  chiến tranh càng ngày càng gia tăng, người dân trong vùng giao tranh đến mức độ họ không còn chịu đựng được nữa và họ chạy về thành phố Phan Thiết, ngày ấy người ta thường gọi là những người “dân tản cư”. Họ làm bất cứ nghề gì để sinh sống và tìm kiếm thân nhân hoạc người quen tạm trú, chờ khi yên ổn để trở về lại quê, nơi chôn nhau cắt rốn.  Thỉnh thoảng Bố tôi hay đưa một vài gia đình “tản cư” về nhà ăn uống và tìm cách gữi gấm những người quen thân, hoạc giới thiệu một nơi nào đó cho họ tạm trú đa số họ đến rồi đi, nhưng trong những người tản cư này có một thanh niên tên Tâm đang là học sinh Phan Bội Châu và anh xin ở lại. 


Nhà Bác Tư bên cạnh có một cái hàng ba phía trước cũng rộng rãi, bên trái một bộ ván,  phía bên phải của mái hiên trống trãi nên cũng là nơi lý tưởng cho anh Tâm tạm trú tại đây và cũng là giang sơn mà mỗi đêm anh học bài dưới ngọn đèn dầu mờ, hình như anh có duy nhất 1 bộ áo quần màu trắng để đi học và ban đêm anh chỉ mặc một áo thun và một cái quần xà lỏn để ngủ, lúc ấy còn nhỏ nên tôi cũng không để ý vấn đề ăn uống của anh và cũng không biết làm gì trong ngày. Anh rất siêng học mỗi đêm anh học bài rất khuya, đi qua đi lại trước hàng ba đọc lẩm bẩm trong miệng những bài học cần thuộc lòng, tôi chỉ nhớ chừng ấy vì lúc đó cũng khoảng 10 hay 11 tuổi mà thôi.

Những ngày cuối tuần không đi học và anh rủ tôi về thăm quê anh trên vùng núi Tà Dôn, ngày ấy khi được đi xa lòng cũng náo nức lắm, xe lam ra khỏi Phan Thiết đến cầu sở Muối và đến Lại An rồi Phú Long, vừa ra khỏi Phú Long sắp đến Tùy Hòa nhìn thấy những căn nhà gạch hai bên đường bỏ hoang không người ở và đầy lổ đạn có thể nói hàng ngàn lổ đạn nổi bật trên những tường vôi trắng và dấu màu đỏ của loại gạch ong xây tường, trên mái nhà những mái ngói đổ xuống thật hoang tàn. Ngôi nhà đứng sừng sửng không người ở, những bụi cây gió thổi hai bên trông thật hoang tàn vô cùng, xe qua khỏi vùng Sara và Tùy Hòa hình ảnh chân núi Tà Dôn càng ngày càng hiện rỏ thêm lên và thỉnh thoãng có và trạm lính rãi rác dọc đường nắng hực và trong phía núi. 


Ngôi làng nhỏ phía bên trái của quốc lộ 1, xa xa có thể thấy những ngọn núi cao của vùng Cao Nguyên Tánh Linh, chung quanh làng đã được dọn sạch những cây rừng um tùm, ngôi làng này có lẽ là những ngôi làng nằm trong chương trình Ấp Chiến Lược. Chung quanh làng có hàng rào cũng như giao thông hào với những chông tre nhấp nhô dưới dòng nước cạn và những lo cốt trạm gát cao, những căn nhà tôn vách đất ngay ngắn nằm san sát bên nhau, phía trong nhà phía bên phải có một tủ và bàn nhỏ phía trái có một bộ ván dùng là nơi ăn uống và tối lại cũng là nơi nghỉ ngơi, phía bên dưới bộ ván này là một cái hầm núp đạn và bên vách ngoài có tấn thêm tre, rơm và đất sét có khi là bao cát, đời sống thật cơ cực chiều hôm ấy chúng tôi ăn chiều, cơm với muối mè, nhưng nhìn kỹ chỉ thấy bánh tráng nướng giả nhuyễn thay thế cho đậu phộng, ăn cơm xong trời cũng vừa chập tối và chúng tôi đi ngủ sớm, khoãng nữa đêm có tiếng kẻng báo động và sau đó tiếng súng giao tranh bên ngoài và bên trong làng, tiếng la hét, tiếng lựu đạn nổ lẫn cùng những tràng liên thanh, có lẽ đây cũng là lần đầu tiên tôi tiếp xúc cận kề với chiến tranh không như những tháng ngày thanh bình nơi Phan Thiết, khi súng nổ mọi người trong nhà nhanh chân chạy xuống hầm núp và khoãng chừng 15, 20 phút thì im tiếng súng, tiếng la hét và mùi thuốc súng nồng nặc, nhưng tất cả mọi người đều nằm im tại chổ, sáng hôm ấy dậy sớm và sinh hoạt trở lại bình thường, anh Tâm đưa đi thăm một vài người quen và lúc trưa chúng tôi về lại Phan Thiết, trên dọc đường hình ảnh những ngôi nhà hai bên với nhiều dấu đạn lúc này có dịp nên nhìn thật kỹ và hình ảnh này hằn sâu trong trí nhớ cho đến ngày hôm nay.

Về những năm sau, khi đi thăm Bố tôi làm việc tại Quận Tuy Phong khu vực Tùy Hòa và Tà Dôn là vùng xôi đậu và thường có đắp mô, khoãng giữa của những đắp mô thường phải đi bộ hoạc mướn xe ôm di chuyễn trong đoạn này người ta gọi là Tăng Bo, Ngày ấy đôi lúc phải dùng đường biển để thay thế cho những giao thông vất vả và nguy hiểm này.
Anh Tâm ở đây cho đến sau khi thi xong tú tài phần 2 và không còn gặp anh nữa. Bây giờ đã hơn 50 năm mỗi khi nhìn lại Núi Tà Dôn hình ảnh kinh nghiệm đầu đời của chiến tranh vẫn còn rỏ nét và không biết bây giờ anh Tâm người học sinh Phan Bội Châu “Tản Cư” năm nào, có nguyên quán Tà Dôn đã trôi dạt nơi đâu ? 


PBC Hội Ngộ

Huyền Trân Công Chúa, Bình Hưng Phan Thiết

No comments:

Post a Comment