Tuesday, August 3, 2021

PBC72 B3 - Hình Picnic ở Rạng

 Hàng đứng Tân (gù) Thầy Hoàng công Bình, Hồ Kỳ Hùng, Thầy Lê sĩ Bình, thầy Đặng Hinh, Trương trọng Minh, Ty. Em, ảnh không rỏ, Võ thị Mỹ, Nguyễn công Lý, Dương thị Hoa, Nguyễn thị Tình năm Tứ A1 có Lê minh Hoàng, sau đó đi lính, 75 về đổi thành Ngô minh Hoàng.

Hàng ngồi: Phạm Hòa, Trần Ngọc Diệp, Chính, Thầy Giao, Kim Thoa, Lê Thị Bé, Nguyễn Thị Tỳ và một bạn không nhớ tên.

Bình Thuận, Những Năm Tháng Ly Loạn 1955-1975 - Qua Những Nẻo Đường Bình Thuận - Mường Giang

Ngày 7-7-1955, đánh dấu sự thống nhất VNCH từ Bến Hải vào tận Cà Mâu, làm cho đồng bào thêm phấn khởi, tích cực ủng hộ Chính Phủ Quốc Gia, nhất là các tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú thuộc Liên Khu V cũ của Việt Cộng.

Tại Bình Thuận, ngoài 4800 quân nhân người Nùng thuộc Sư Đoàn 3 Khinh Chiến của Đại Tá Woàng A Sáng từ Bắc Việt vào đóng tại Sông Mao, còn có vài chục ngàn đồng bào các tỉnh Quảng Yên, Hải Ninh, Thanh Háo, Nghệ An... di cư tới lập nghiệp khắp tỉnh, kể cả thị xã Phan Thiết. Trong giai đoạn 1954-1955, nhiều biến cố chính trị của đất nước, có liên quan mật thiết tới tỉnh Bình Thuận. Chính trung tá tỉnh trưởng lúc ấy là Nguyễn Quang Hoành, được lịch sử coi như là một trong những nhân vật giúp Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vượt qua sóng gió, khi đối đầu với Tướng Nguyễn Văn Hinh. Nhờ các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa... tuyên bố ly khai chống Trung ương, đã gây áp lực, làm cho Bảo Đại phải triệu hồi Tướng Hinh về Pháp, tạo dịp cho Thủ Tướng Diệm cử Tướng Lê Văn Tỵ lên nắm quyền tổng tư lệnh Quân Đội Quốc Gia VNCH. Ngày 2-12-1954, một biến cố khác cũng không kém phần quan trong tại Bình Thuận đã ảnh hưởng tới sự chỉ huy quân đội sau này; đó là việc tỉnh Bình Thuận nói đã nhận lệnh chính phủ không cho đoàn quân xa của Pháp về Sài Gòn, trong khi thì lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu lại ra lệnh cho phép. Những dấu hiệu ban đầu của một giai đoạn lịch sử, cho thấy người Bình Thuận rất cương quyết, biết phân biện chính tà, cho nên không ai lạ khi biết tại Trung Phần suốt 20 năm lửa loạn dù VC có bẻ cong ngòi bút dựng đứng trăm điều rằng là dân chúng, học sinh, các vị tu hành luôn là người của chúng, nhưng lịch sử cũng vẫn là lịch sử, tỉnh Bình Thuận vẫn là tỉnh duy nhất tại miền Trung chống Việt Cộng tới răng, nhất là trận Tết Mậu Thân, Mùa Hè 1972, Năm 1973 ký hiệp ước hòa bình và trên hết là những ngày tháng Tư máu lệ, Bình Thuận đã chiến đấu tới khi không còn chiến đấu được, mới di tản vào Vũng Tàu để lại tiếp tục chống giặc cho tới ngày 30-4-1975 thì bị Dương Văn Minh bắt buông súng rã ngũ.

1-CÁC ĐỜI TỈNH TRƯỞNG TỪ 1950-1975:

Theo tài liệu của những công chức kỳ cựu tại địa phương như Chủ Sự phòng Quân Vụ Đinh Trọng Chuyên, thuộc Ty Nội An, chủ Sự Phòng Tài Chánh Đổ Xuân Tài, kể cả GS Nguyễn Thanh Tùng, hiệu trưởng trường Trung Học Phan Bội Châu và Chánh Sở Giáo Dục, thì các vị tỉnh trưởng Bình Thuận từ năm 1950-1975 gồm có :

- Ô. Trần Đình Mai, Tỉnh Trưởng BT từ 1949-1950
- Ô. Nguyễn Văn Trác, từ 1950-1953, cũng là người đã sáng lập trường Trung Học Bình Thuận từ năm 1952.
- Trung Tá Nguyễn Quang Hoành, tù 1953-1955
- Thiếu Tá Thái Quang Hoàng, từ 19551956
- Trung Tá Nguyễn Thanh 1956.
- Ô. Hồ Đắc Khương 1956, Phó Tỉnh Trưởng Lưu Bá Châm
- Ô. Lưu Bá Châm, tỉnh trưởng từ 1956-1959, Tôn Thất Tương, phó tỉnh trưởng.
- Ô. Lương Duy Ủy, TT năm 1960, Tôn Thất Tương vẫn là phó tỉnh trưởng.
- Trung Tá Nguyễn Quốc Hoàng, từ 1960-tháng 11-1963
- Đại Tá Nguyễn Quang Hoành TT lần 2, tứ 11-63 tới 1964
- Đại Tá Đàm Văn Quý từ 1964-1965
- Trung Tá Đinh Văn Đệ từ 1965-1967
- Trung Tá Nguyễn Khắc Tuân từ 1967-1968
- Đại Tá Đàng Thiện Ngôn, từ 1968-1969
- Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, từ 1969 tới 19-4-1975, phó tỉnh trưởng là Đốc Sự Hành Chánh Phạm Ngọc Cửu.

Trong các vị tỉnh trưởng Bình Thuận, Trung Tá Nguyễn Thanh, Đại Tá Nguyễn Quang Hoành (lần 2) và Đại Tá Đàm Văn Quý, chỉ có tính cách xử lý tạm thời ngắn hạn. Ông Lưu Bá Châm, Trung Tá Nguyễn Quốc Hoàng và Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa. Đại Tá Nghĩa giữ chức vụ lâu nhất cũng là vị tỉnh trưởng cuối cùng, ít nhất đã mang lại an ninh và những ngày thanh bình cho dân chúng Bình Thuận, tới tháng 4-1975.

QUẬN TRƯỞNG KIÊM CHI KHU TRƯỞNG:

+ Quận Hàm Thuận: 1962-1965 Trung Úy Lê Phước Sáng, 1965-1967 Đại Úy Lê Văn Xe, 1967-1968 Đại Uý Lê Văn Trạch, 1968-1970 Đại Uý Lê Văn Cậy, 1970-1971 Đại Uý Lan, 1971-1974 Thiếu Tá Hàng Phong Cao, 1974-4/1975 Thiếu Tá Dụng Văn Đối. Năm 1975, hai Thiếu Tá Đối và Cao đều được đề nghị thăng trung tá. Phó Quận Trưởng HC thời Thiếu Tá Đối là Đốc Sự Nguyễn Đức Khiến, chi khu Phó, Đại Úy Lê Viết Lợi.
+ Quận Thiện Giáo: 1963-1965 Đại Úy Lê Quang Mỹ tử trận cùng với Chuẩn Uý Ngọ - Khóa 19 DPQ, khi VC tấn công Quận), 1965-1970 Đại Úy Trọng, 1970-1972 Thiếu Tá Hồ Viết Lượng, 1973 tới 8-41975 Thiếu Tá Lê Văn Thông. Theo Đại Úy Mai Xuân Cúc, DDT 948/DPQ có trách nhiệm giữ cầu Phú Long, bảo vệ một Khẩu Đội Pháo Binh đóng trong trường Nông Lâm Súc, thì sáng 8-4-1975, Thiếu Tá Thông, Đại Úy Lê văn Tuân và nhiều sĩ quan trong chi khu Thiện Giáo, dùng xe trà trộn theo đoàn quân xa của tàn quân từ miền Trung để trốn về Sài Gòn, thì bị ĐĐ 48 chặn hỏi và được trả lời là về họp tại Tỉnh. Theo Đại Uý Đặng Vũ Đàn, thì sau đó Đại Úy Mai Vi Thành, TDT/TD230 làm XLTV Chi Khu Thiện Giáo, tới ngày 15-4-1975, được lệnh di tản về đóng tại Cầu Bến Lội, qua tới Tân Phú Xuân. Quận Thiện Giao tan hàng từ ngày đó. Chi khu phó với ThT Thông là Đại Úy Lê Văn Tuân, Phó QT. Hành Chánh là Đốc Sự Nguyễn Trọng Chống.
+ Quận Hải Long: 1967-1974 Trung Tá Kiều Văn Út, 1974-1975 Thiếu Tá Hàng Phong Cao, chi khu phó Đại Uý Vương Thành, phó QT là Đốc Sự Mai Tường.
+ Quận Phan Lý Chàm: 1967-1968 Thiếu Tá Lương Vận, 1968-4/1975 Thiếu Tá Đặng Chánh Anh, Chi khu phó Thiếu Tá Đổ Phượng Giá, phó QT. HC Đốc sự Ya Pha.
+ Quận Hòa Đa: 1965-1968 Đại Úy Đổ Quang Mẫn (anh ruột cầu thủ quốc tế Đổ Quang Thách), 1968-1969 Trung Tá Lại Văn Xuân (Khóa 6 SQ. Đà Lạt), 1969-1974 Thiếu Tá Dụng Văn Đối, 1974-4/1975 Trung Tá Kiều Văn Út, phó QT. HC Đốc Sự Pham Ngọc Thành (chết trong tù cải tạo).
+ Quận Hải Ninh: 1966-1969 Đại Úy Woàng A Thông, 1969-1075 Trung Tá Diệp Sắng Cảnh, Phó QT Đốc Sự Đắc Hữu Thiện
+ Quận Tuy Phong: 1959-1961 Nguyễn Bá Giản, 1961-1966 Trung Úy Nguyễn Đình Chi, 1966-1968 Thiếu Tá Bùi Quang Huỳnh, 1968-1970 Thiếu Tá Nguyễn Viết Mùi, 1971-1972 Thiếu Tá Nguyễn Văn Vân, 1972 Thiếu Tá Lê Phú Nhuận, 1972-1973 Thiếu Tá Nguyễn Thanh Xuân (tù vì tham nhũng), 1973-4/1975 Thiếu Tá Hà Văn Thành, Phó QT.HC Đốc sự Lâm Quang Chân (chết tù VC).
+ Bộ Chỉ Huy Địa Phương Quân Bắc Bình Thuận: Đại Tá Lại Văn Khuy, liên đoàn trưởng Liên Đoàn 925 DPQ/BT (gồm Tiểu Đoàn 248 của Thiếu Tá Lê Văn Trung (sau do Thiếu Tá Xuân) và Tiểu Đoàn 212 của Thiếu Tá Quân).
+Ty Cảnh Sát Quốc Gia: 1964-1968 Vĩnh Dự (chết tại Huế Tết Mậu Thân), 1968-1973 Trung Tá Hồ Đức Nhị, 1973-4/1975 Trung Tá Phan Trần Bảo.

2--NHỮNG CHIẾN SĨ BIỆT CHÍNH ĐOÀN, TRONG VÙNG XÔI ĐẬU BÌNH THUẬN, TỪ 1955-1975:

Trước năm 1970, nhìn trên bản đồ hành quân của tỉnh Bình Thuận và đếm từng cái ô vuông được tô các màu xanh vàng đỏ, chúng ta có thể biết phần nào các căn cứ của Việt Cộng. Từ đó có thể phân loại ra từng khu vực A có an ninh, B là vùng xôi đậu và C khu vực mất an ninh hoàn toàn, do địch kiểm soát nên còn được gọi là vùng oanh kích tự do hay Free Strike. Hành quân trong vùng đồi cát hoang vu của mật khu Lê hồng Phong hay miền rừng núi chập chùng hiểm trở tại các căn cứ Nam Sơn, Mây Tào,trong lòng chảo sông Quao, La Ngà hoặc các vùng đồng bằng, cao nguyên tại Tà Dôn, Tà Cú,Ba Hòn, Tam Giác... có Kinh, Thượng, Chàm, Nùng sống lẫn lộn, thật sự người lính Quốc Gia không biết ai là địch hay bạn. Ngay trong các vùng được gọi là A tại thị xã Phan Thiết hay vùng B ven biển như Bình Lâm, Chí Công, Thiện Khánh, Chợ Lầu, Phú Khánh, Đại Tài, Đức Long, cách trường học, trạm phát thuốc, trụ sở ấp và đồn Dân Vệ không xa là mấy, bên con đường ngăn hai thôn xóm, trên con rạch nhỏ, giữa cảnh nghèo xơ xác dưới mái tranh hay túp lều lụp sụp, đã là những vùng xôi đậu. Trong hiểm họa chiến tranh, thêm vào sự thiệt thòi khi nhận lãnh viện trợ Mỹ hay của chính phủ VNCH trước đây, do sự tắc trách của cán bộ nên đã tiếp tay đẩy đồng bào về phía Việt Cộng. Lửa đạn đã biến người dân nông thôn thành kẻ du mục, bỏ vườn ruộng nhà cửa và mồ mả tổ tiễn đi tìm những chốn yên lành, để tránh VC tàn ác dã mang và bom đạn của phe chính phủ, cũng một phần lớn biến nông thôn thành vùng xôi đậu không biết đầu mà mò.. Từ tháng 11 /1969 Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, trưởng Phòng 2/QĐ2 về thay Đại Tá Đàng Thiện Ngôn làm tỉnh trưởng Bình Thuận. Nhờ kinh nghiệm và nhiệt tâm cộng với các chiến thuật, hữu hiệu như khai quang quốc lộ, củng cố đồn bót, cơ sở hoạt động cùng thực hiện kế hoạch dùng mìn Clymore làm hàng rào phòng thủ tự động các ấp chiến lược ban đêm, ngăn sự xâm nhập và tiếp tế cho cán binh VC. Chiến thuật thần sầu trên, lần đầu tiên đã được giao cho Đại Đội 238 Địa Phương Quân cơ hữu của quận Phan Lý Chàm, do Trung Úy Lê Văn Mùi làm đại đội trưởng và Thiếu Úy Ngô Trúc Khánh làm đại đội phó (sau giao cho Đại Úy Đặng Phiên làm đại đội trưởng. Đặng Phiên khóa 20 B, SQ Thủ Đức, năm 1977 mất tích cùng với Đại Uý Nguyễn Văn Ba, khi vượt ngục tại Lương Sơn), tuy chỉ mới trắc nghiệm thi hành nhưng đã thành công mỹ mãn. Cũng tại Chi khu Hòa Đa từ 1969-1975, ngoài các Đại Đội Dân Sự Chiến đấu thuộc Trại Lực Lượng Đặc biệt ở Lương Sơn , Sông Lũy thiện chiến, còn có nhiều đơn vị DPQ hiển hách như ĐĐ238 hoạt động tại Liêm Bình, Long Lễ, Thoại Thủy, Minh Mỵ, Hậu Quách Đại Đội 119/ĐPQ của Trung Úy Thanh hoạt động tại Lâm Lộc, Phan Rí Cửa. ĐD296/DPQ cơ hữu quận Hòa Đa của Trung Úy Phan Thế Trung, sau là Trung Uý Nguyễn Văn Ngư, tại địa bàn Liêm Bình, Long Lể. DD730/DPQ của Trung Úy Nguyễn Văn Thứ tại ngã ba Hội Tâm Duồng (Thượng Văn). DD 948/DPQ của Đại Úy Đổ Phượng Gíá làm DDT, tháng 6/1972 lên Thiếu Tá làm Chi Khu Phó Phan Lý Chàm, nên Đại Úy Mai Xuân Cúc ở Tuy Phong về thay thế, hoạt động tại Chợ Lầu, Hiệp Hòa, Tịnh Mỹ... Nhưng yếu tố quan trọng nhất của sự thành công, đem lại an ninh và hạnh phúc cho đồng bào Bình Thuận từ thị xã Phan Thiết tới khắp các vùng nông thôn, vào những năm cuối cùng 1970-1975, chính là sự điều hợp Quân, Cán Chính hữu hiệu trong vùng xôi đậu của Bình Thuận. Đây cũng chính là các căn cứ cũ của Việt Minh, đã có từ chín năm kháng chiến chống Pháp, được gọi là Carte Rougeole. Tại VNCH, từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, những người chiến sĩ áo đen qua danh xưng CÔNG DÂN VỤ đã chính thức hoạt động đơn độc trong vùng địch chiếm hay tạm đóng. Theo thời gian và tình hình chính trị, quân sự, người Công dân vụ đổi tên nhưng không đổi màu áo và vùng. Họ là Biệt Chính Đoàn, Bình Định Phát triển rồi Xây Dựng Nông Thôn. Nhưng dù được khoát một cái tên nào đó, các chiến sĩ áo đen cũng vẫn có nhiệm vụ bất biến: Đó là sống hòa nhập với dân chúng nông thôn, biến họ từ thù thành bạn, tạo niềm tin vào chính nghĩa nhân ái của quốc dân VN. Đây là một tổ chức bán quân sự, tương tự như các đoàn GAMO, tức là các đoàn Hành Chánh quân thứ lưu động ở Bắc Việt nhưng có cái khác biệt là Gamo chỉ hoạt động trong vùng an ninh hay đã bình đinh, còn Người Chiến Sĩ Áo Đen VNCH thì sống ngay trong lòng đich hoặc xôi đậu với may rủi là do số mạng. Sống độc lập, đánh chớp nhoáng, tuỳ cơ ứng biến, khôn khéo mua chuộc và lòng thương của đồng bào, chính là cái phao cứu mạng. Lấy máu làm mực để cùng với mọi người viết lên những trang chiến sử, sinh và nầm xuống trên quê hương mình, họ đáng để cho đời vinh danh dù chỉ bằng máu, hoa và nước mắt của người Việt đang sống lưu vong buồn thảm. Năm nay một mùa hạ lại đang qua, với những sợi mưa mây lất phất. Thời học trò đã mất, tuổi lính cũng không còn nhưng tiếng ve sầu và cánh phượng đỏ chói suốt đời đeo đẳng vấn vương. Trong nỗi buồn của mấy chục năm rồi, tháng Tư năm nay sao mà thay đổi kỳ lạ. Thì ra dâu bể cuộc đời tưởng sẽ làm quên tất cả nhưng thật ra ta đã không quên bất kỳ một điều gì của Phan Thiết - Bình Thuận. Nắng chiều buông xuống mặt biển cô quạnh, trong cái vắng lặng nơi chốn quê xa, lúc này mới thật thấm thía về lời ca tiếng nhạc của người ca sĩ qua bản “Chiến Sĩ Vô Danh“ của Phạm Duy:

”Mờ trong bóng chiều,
Một đoàn quân thấp thoáng
Núi cây rừng, lắng tiếng nghe hình dáng
Của người anh hùng“.


Hai mươi năm chinh chiến, đâu đâu cũng có mặt những chiến sĩ hào hùng của QLVNCH như Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Thiết Giáp, Bộ Binh kể cả Địa Phuơng Quân, Nghĩa Quân. Cũng vậy, tại những tuyến lửa cực kỳ nguy hiểm không thua kém gì các chiến trường lửa đạn. Những người lính áo đen âm thầm hoạt động bên những thần tượng của quân lực, tiếp cận, thông tin và mở rộng vòng tay đón đồng bào ra vùng mê lụy, chết chóc. Họ là những chiến sĩ vô danh của QLVNCH, đã có mặt khắp nước cũng như tại Bình Thuận từ 1955-1975, đã chết, bị tù đày hành hạ dã mang như bất cứ một người lính nào của miền Nam, sau ngày 30-4-1975. Chỉ riêng việc Hà Nội ra giá “Một cán bộ Xây Dựng Nông Thôn đổi năm lính Dù” đủ để chúng ta nhắc nhớ và ái mộ những người một thời xả thân vì đại nghĩa dân tộc.

A-BÌNH THUẬN VÙNG XÔI ĐẬU:

Tháng 4/1954 quân Pháp tại Điện Biên Phủ đầu hàng lực lượng Việt Minh kháng chiến. Ngày 20-7-1954, hiệp định đình chiến Genève chia đôi VN được Pháp, Anh, Liên Xô và Trung Cộng dàn dựng ký kết. Lần nữa Cộng Sản quốc tế Hà Nội qua đồng bọn là Nga Tàu đã cướp công thắng giặc của toàn dân trong chín năm đấu tranh, ngập tràn máu lệ như chúng đã từng cướp chính quyền vào mùa thu năm 1945. Đất nước thân yêu lại phân hai tại dòng sông Bến Hải dù Hoa Kỳ và chính phủ Quốc Gia VN lúc đó do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo, không chấp nhận, nên không ký kết bản hiệp ước. Cũng kể từ đó biến động triền miên, người của hai miền thảm thê gục ngả trước đạn súng và chủ thuyết ngoại bang. Với quyết tâm dùng bạo lực cưỡng chiếm nửa phần đất còn lại của quốc dân, Cộng Sản quốc tế Hà Nội chơi trò bổn cũ soạn lại, lập mặt trận Ma Giải Phóng Miền Nam, gọi nôm na là Việt Cộng. Đây là cái bình phong để Hà Nội công khai tiếp tục quậy phá dân lành VNCH, qua cái đám nằm vùng, gài người sau khi vũ khí được chôn giấu kỷ để tập kết cuội. Thay Pháp tại Đông Dương từ 1955-1975, người Mỹ với chiến thuật, chỉ cần có mặt cắm dùi, chứ không tạo chiến thắng với phe Cộng Sản. Trong khi sau lưng Hồ và Hà Nội cả một băng đảng Mác-Lê giúp rập từ Trung Cộng, Liên Xô, Đông Âu, Cu Ba cho tới các đảng Cộng Sản Tây phương tại Pháp, Ý và ngay cả Hoa Kỳ. Ngày nay nhân loại dễ nào quên câu nói bất hủ của Jean Paul Sartre “Chỉ Là Chó Mới Chống Cộng“ trong tác phẩm của y thị “Le Communisme est aussi un humanisme (Chủ Nghĩa Cộng Sản Cũng Là Chủ Nghĩa Nhân Bản). Nay thì ai cũng thấy kể cả những người mù, một phần là do VC trân tráo tuyên bố, phần khác dựa vào các văn khố quốc tế và bia miệng bia đời. Theo đó, VC ở miền Nam trong cuộc chiến 1955-1975, không phải để cứu nước, mà là đoàn quân viễn chinh của Cộng Sản đệ tam thế giới, hoạt động hợp pháp tại miền Nam, do Hà Nội điều khiển chỉ huy trực tiếp, bởi Hồ Chí Minh qua đám bộ hạ như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Trần văn Trà, Trần Độ... Còn Nguyễn Hữu Thọ là bù nhìn, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định thân phận không hơn một nữ hộ lý của đám chóp bu tại Bắc Bộ Phủ. Tóm lại suốt cuộc chiến, qua sự giả vờ ngây thơ cụ của chính phủ Hoa Kỳ, ít nhất về hình thức VC đã thành công đánh lạc hướng nhiều nước Tây phương xác nhận, chúng là một thực thể quân sự, chính trị, độc lập với miền Bắc. Một tổ chức tự phát địa phương chống lại VNCH. Cũng từ người Mỹ giả bộ khi nói tới MTGPMN, để có một cái cớ hợp thức hóa giùm vai trò bù nhìn của Thọ, Phát, Bình... dù rằng cái đám lục bình này từ đầu đến cuối, có bao giờ được Hà Nội cho dự quyết định chính trị. Song song sự tung hê Mặt Trận, người Mỹ còn đểu cáng vẽ lên huyền thoại Cục R, đầu não của Mặt Trận, bảo nó ở trong một khu rừng già nào đó, bởi vậy đánh hoài R vẫn là R cho tới năm 1976, R mới bị Hà Nội bắt tan hàng, giải thể vì hết nhiệm vụ. Tóm lại Cục R chỉ là một địa điểm di động, có không không có, khi cần thì có, tức là lúc Bắc bộ phủ có nhu cầu về học tập, ban hành chỉ thi của đảng, xong việc tan hàng. Bởi vậy khắp miền Nam, đâu cũng là Cục R, ngay cả thủ đô Sài Gòn khi Phạm Hùng tới làm việc ở một căn nhà trên đường Trần Khát Chân, quận 1 hoặc trong một khu rừng già mit mù nào đó sát biên giới Việt Miên, tại Tây Ninh hay Hậu Nghĩa. Chính giới báo chí Sài Gòn năm xưa, qua tài liệu Mỹ và các cán viết Bắc Việt nằm vùng như Lữ Phương,Vũ Hạnh,Phong Đạm, Trần hiếu Minh (Nguyễn Văn Bổng)..dưới sự chỉ đạo của Trần Bạch Đằng, tức Tư Méo hay Trương gia Triều, anh em thúc bá của Trúc Viên Trương gia Kỳ Sanh., dân biểu Bình Thuận 1967-1971. Thêm vào đó là trí tưởng tượng tuyệt luân của Chu Tử trong Sóng Thần,đã tạo nên một huyền thoại mờ mờ ảo ảo về Mặt Trận và Cục R, đánh động sự tò mò của đồng bào và giới trí thức miền Nam, nhằm mục đích lung lạc và dụ dỗ mọi người theo VC, chống lại chính phủ VNCH. Tình trạng này cũng y chang như sự Hồ Chí Minh cho Pháp vào Bắc Việt năm 1945, mới có lý do kêu gọi toàn dân kháng chiến năm 1946. Mỹ cũng vậy, phải hợp thức hóa Mặt Trận Ma Giải Phóng, mới chính đáng trước dư luận thế giới, khi đổ quân vào VNCH, tạo thế chiến lược, xong rồi phủi tay bỏ chạy một cách nhục nhã vào tháng 4-1975.

Tại Bình Thuận từ lúc chính thức bàn giao lại cho Chính Phủ Quốc Gia VN năm 1952 tới tháng 4/1975, có tất cả 19 vị tỉnh trưởng dân sự cũng như quân đội. Ngoại trừ Trung Tá Đinh văn Đệ, khóa 1 SQTB. Nam Định, cùng khóa với Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Đức Thắng, Lê Nguyên Khang, Nguyễn Cao Quyền, Đàm Văn Quý... là điệp viên chiến lược nằm vùng, trong Chính quyền và quân đội miền Nam tù ngày di cư 1954, đã giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chánh Văn Phòng của Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QDVNCH. Tỉnh Thị Trưởng Đà Lạt, Tuyên Đức, rồi tỉnh trưởng Bình Thuận từ tháng 3/1965 tới năm 1967 đắc cử dân biểu Quốc Hội, làm tới chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện VNCH. Chính Y là người đã dàn dựng những bức tranh vân cẩu tại Phan Thiết, đem bàn thờ Phật xuống đường Đồng Khánh-Gia Long, rạch ngực Lê Văn Minh lấy máu chống Mỹ Ngụy, từ 1965-1967. Sau tháng 4/1975, y đã chính thức mang cấp bậc thượng tá Công An ở Sài Gòn. Vậy mà lúc rời chức vụ vào Sài Gòn, thân hào trí thức địa phượng đã viết tặng VC nằm vùng, một bức hoành phi chữ vàng, với câu: ’Nhất Phiến Băng Tâm Tại Ngọc Hồ, thì còn gì trơ trẽn cho bằng. Theo Trang Xuân Hy mới từ Mỹ về Sài Gòn, có gặp Đinh Văn Đệ, nay làm công quả tại chùa Cao Đài, đương sự chán nản và tỏ vẻ thù hận VC, vì đã bị chúng cho ra bã từ mấy năm nay.

Sống trong vùng xội đậu, nạn nhân lãnh đủ vẫn là dân chúng chịu cảnh trên dao dưới thớt, một cổ đôi ba tròng.Trong cái địa ngục này, tất cả đều chực chờ thần chết từ mọi phía, những giáo làng, các em học sinh tới người dân bình thường, không ai có quyền lựa chọn vì theo Quốc Gia cũng khổ, hàng Việt Cộng lại càng thê thảm hơn... cho nên cách duy nhất để giữ mạng là tuỳ cơ ứng biến, đó là quy luật sống trong vùng xôi đậu. Giờ này viết lại vẫn thấy chua xót đau lòng, qua những ngày hành quân tại những thôn làng mà dân chúng đã hoàn toàn theo du kích. Thái độ của họ thật là bất nhẫn, mua không bán, xin chẳng cho, công khai tìm đủ mọi cách thông tin với VC qua nhiều ám hiệu như giả bộ mang quần áo ra sân phơi, quét dọn nhà cửa vườn tược để gây nên những tiếng động hay dùng đèn báo hiệu ban đêm. Chính những điều nhỏ nhặt này, mới thấy được sự quan trọng của chiến tranh tâm lý và trên hết là nổi khó khăn cùng hiểm nguy cực kỳ của các cán bộ dân vận, khi tới công tác trong vùng xôi đậu. Lính tới rồi đi lại có đầy đủ phương tiện, súng đạn để đối phó với mọi bất trắc. Trong khi các Đoàn BDPT với quân số ít ỏi, vũ khí thô sơ nhưng nhiệm vụ thì quá nặng nề. Cũng nhờ các chiến công vô hình này, về sau ta đã hầu như gần nắm vững được tình hình bạn đích khắp vùng. Từ năm 1970 về sau, nhờ sự cải thiện chiến thuật, chiến lược của Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, nên nhìn trên bản đồ hành quân của Tỉnh, màu đỏ màu vàng lần lượt biến mất, ngoại trừ vùng núi non rừng rậm không có người ở.

B-BÌNH THUẬN TRONG BIỂN LỬA CHÍNH TRỊ (1960-1975):

So với các tỉnh khác tại miền Nam, lực lượng võ trang của VC ở đây không mạnh dù chúng có nhiều mật khu tốt để dung thân, có tiếp tế dồi dào vì nằm ngay trên đường giao liên chiến lược nhưng thiếu sự ủng hộ của quần chúng, ngoại trừ thân nhân và những nạn nhân bị áp buộc. Sự việc Bình Thuận không có các Sư Đoàn Bộ Binh trấn đóng hay suốt cuộc chiến vắng bóng Dù, TQLC,BDQ và trên hết là sự thảm bại của VC trong ba lần tấn công Phan Thiết vào Tết Mậu Thấm 1968, đủ chứng minh sự nhận xét của các nhà viết sử hôm nay.

Nhưng tại sao trên báo chí, sách vở do đảng biên soạn, lại luôn ca tụng chiến thắng và lúc nào cũng kéo bè học sinh, Phật tử vào chung xuồng. Thật sự cho ta biết từ đầu năm 1955, VC nằm vùng đã có vài cơ sở hoạt động nội thành, trà trộn trong các hội đoàn, chùa chiền và ngay cả trong các trường trung học Bạch Vân, Phan Bội Châu... nhưng đó cũng chỉ là chút muối bỏ biển, vì dân chúng ai cũng thích cảnh sống êm đềm hạnh phúc nơi chốn rừng tiền biển bạc, nhà nhà sung túc, người người ấm no trong suốt những năm 1955-1960. Nhưng máu đã bắt đầu đổ lại khi Hà Nội ban hành Nghị Quyết 15 lập Đảng bộ miền Nam hay MA mặt trận tức Việt Cộng. Tiệc máu được mở màn tại Bến Tre cũng như ở xã Bắc Ruộng, quận Tánh Linh, Bình Tuy. Ngày 2-9-1959, Nguyễn Gia Tú tức Sáu Tú thành lập Đơn Vị 2/9 Du Kích, do Phạm Thành Chương chỉ huy cũng như là bí thư chi bộ. Ngoài ra còn có Nguyễn Hội, học sinh PBC 55-59, chỉ huy phó Hậu Cần. Từ đo VC trong ngoài nhân danh Mặt Trận chống phá chính quyền Quốc Gia tận tuyệt. Bên trong nội thành, cán bộ nằm vùng hợp pháp như Nguyễn Thị Hằng Nga (GS/PBC), Nguyễn Quý Đôn, Nguyễn Như, Năm Trà... công khai rỉ tại, sách động, lập băng, lập đảng. Bên ngoài thì du kích của Song Mã, Hồ ngọc Lầu... đánh phá khắp các ấp chiến lược, khu dân cư và ngay trong thị xã, tạo nên hoạt cảnh chiến tranh khiến cho mọi người lo sợ, tưởng tượng như VC sắp cướp được chính quyền. Cuộc chính biến 1-11-1963 rồi ba năm xáo trộn 1963-1967 đã không mang đến cho mọi người ấm no hạnh phúc, mà còn tạo cớ cho VC phỉ loạn, các thế lực quốc tế trong đó De Galle của Pháp tha hồ tác quái. Nhưng trên hết Hà Nội đã thành công, khi thả hỏa mù, chơi trò đánh lận, tung hê cuộc tranh đấu của Phật Giáo VN như là một tổ chức ngoại vi Cộng Sản, vừa làm mất chính nghĩa đấu tranh lý tưởng, vừa tạo chia rẽ chết người giữa các tôn giáo trong nước và vô hình chung khiến Phật Giáo đương nhiên trở thành lực lượng công khai đối đầu với luật pháp quốc gia. Dù Phật tử hay không Phật tử, mọi người đều biết nhân sinh quan của nhà Phật rất gần gũi với quan niệm xã hội của Cộng Sản, cùng phát xuất từ đói nghèo trên thế gian. Do trên VC đã tráo bài để mọi người cứ tưởng Phật Giáo là thân Cộng.

Nhưng không có lửa làm sao có khói, để mọi điều tưởng như thiệt, VC gài cán bộ vào trong mọi tổ chức và chính những tên này mới là thủ phạm. Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cũng không làm sao xóa mờ nhân ảnh của một thời kỳ loạn lạc u mê trong dòng sử Việt. Ngày nay khi đọc lại những câu thơ của Trần Quang Long như “dùng chính trái tim mình làm trái phá“ hay nhớ tới các tên sát nhân của Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân... cũng đã cảm thấy rợn người về ý nghĩa cuộc tranh đấu. Thật vậy, ta cứ nghe bản tuyên ngôn lúc đó của phong trào Nhân Dân Cứu Quốc: ”Con sẽ vót nhọn thơ thành chông xuyên vào gan lũ giặc, con sẽ mài thơ như kiếm sắt chặt đầu văn nghệ tay sai..” cho nêu đâu lạ gì cảnh một số SVHS tạo sự nghiệp trong học đường bằng tranh đấu,quậy phá, ném lựu đạn giết người, ở tù để có tiếng. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường trong “Hành Lang Của Người Và Gió” và bài viết mới đây trên tạp chí Cửa Việt tháng 5/1997 cho biết nằm vùng VC trong các đại học và tôn giáo nhất là tại Huế, quyết chọn nắm 1966 để mở chiến dịch tổng phản công trên đường phố bằng SVHS và giáo đồ. Do trên VC đã lập đội võ trang quyết tử tại Huế, giao cho Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Lê Thanh Xuân, Trần Quan Long, Lê Minh Trương, Trần Vàng Sao... chỉ huy. Riêng GS tại DH Huế là Ngô Kha thì chỉ huy đoàn quyết tử Nguyễn Đại Thức, chặn đánh QLVNCH và Hoa Kỳ trên đèo Hải Vân. Rốt cục tất cả đều hiện nguyên hình là cán binh, lấy chùa trường học làm chốn nương thân hoạt động. Những Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Bửu Tôn, Hoàng Phủ Ngọc Tường... đều là cán thiệt, thứ bậc còn hơn Bùi Tường Huân, Lê Khắc Quyến, Lê Tuyên, Nguyễn Văn Trung... hợp đoàn bẻ cong sự thật, khiến cho các vị chân tu tôn giáo đã lầm lạc khi nhận định chủ quan về đường lối chính sách của Hà Nội. Sau tháng 5/1975, VC qua lời tuyên bố của Nguyễn Văn Hiếu, rằng là Phật giáo tại VNCH là phản động, nên đảng phải giúp giải phóng, để trở thành Phật Giáo cách mạng. Dậu đổ thì bìm leo, Bình Thuận cũng lao đao lận đận suốt mùa pháp nạn. Rồi thì thảm trạng nhà tan cửa nát Tết Mậu Thân nhưng may hơn Huế vì VC bị đánh đuổi về rừng, nên không ai bị đập đầu, chôn sống hay cột đá quăng xuống biển. Năm 1971 bầu cử Quốc Hội và tổng thống VNCH. Trong lúc hằng chục ngàn QLVNCH chết banh thây tại Hạ Lào, thì ở hậu phương tiếp tục quậy nát đất nước, qua cái trò Ủy Ban Chống Gian Lận Bầu Cử. Dòm qua, dòm lại, dòm tới dòm lui cũng chỉ có Phan khắc Từ, Huỳnh Liên, Nguyễn ngọc Lan, Hồng sơn Đông, Lý Vhánh Trung, Ngô Công Đức, Trương Gia Kỳ Sanh, Hồ Ngọc Cứ, Trần Ngọc Liễn, Bà Ngô Bá Thành, Nguyễn Hữu Thái, Phạm Thế Trúc... tất cả đều là phe ta muốn Dương Văn Minh lên làm tông tông thay Nguyễn Văn Thiệu để mau đầu hàng Hà Nội. Tại Phan Thiết, Bình Thuận, theo ông Phạm Ngọc Cửu, lúc đó là phó tỉnh trưởng kiêm chủ tịch Ủy Ban Bầu Cử Tổng Thống và QH/VNCH kỳ 2 ngày 3-10-1971 tại Bình Thuận, cho biết tình hình trong tỉnh cũng rối loạn như các nơi khác. Một mặt VC rải truyền đơn bắt dân chúng bỏ phiếu cho 4 con gà nhà với chủ trương: ”Thiệu phải từ chức, Mỹ rút, chấm dứt chiến tranh và hòa hợp hòa giải với VC”, nếu không sẽ phá nát bầu cử bằng bom đạn. Nhưng cuối cùng 4 con gà cồ đều về áp chót. Các ứng cử viên đắc cử dân biểu Hạ Viện, đơn vị Bình Thuận, nhiệm kỳ 1971-1975, gồm có Thiếu Tá Y Sĩ Đinh Xuân Dũng, phục vu tại QYV/Đoàn Mạnh Hoạch, Giáo Sư Nguyễn Quốc Biền-Giám Học Trường TH. Chính Tâm, Thiếu Tá Lý Thế Quang (Lý Siu Cống, CHT.TTHL/SD5BB) và Thiếu Tá Đặng Quang Lượng, TMP/TKBT, quận trưởng An Phước-NT. Cựu Dân Biểu Trương gia Kỳ Sanh, tức Trúc Viên, Nguyễn Thị Thu Nhi, Lê Khắc Hai thất cử.

Theo Trung Tá Dụng Văn Đối, thì mới đây một tác giả nào đó viết ‘Trận Đánh Không Có Đại Bàng‘, ám chỉ vào cấp chỉ huy tại Bình Thuận. Đây là một sự bịa đặt để trả thù cá nhân Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa. Cũng theo Trung Tá Đối, thì đương sự lúc đó chỉ là một sĩ quan tại Tiểu Đoàn 5 An Ninh Thiết Lộ, ra tranh cử dân biểu đơn vị Bình Thuận và đã thất cử, áp chót trong danh sách ứng cử viên. Cuối cùng đã đổ lỗi cho Tiểu Khu Bình Thuận thiếu công bằng, gian lận, không ủng hộ. Thử hỏi một cá nhân không có một chút uy tín gì đối với quân, dân, cán, chính bản địa... đó là chưa nói tới màn viết báo Sóng Thần phá thối chính quyền. Thử hỏi làm sao so sánh nổi với uy tín của hai vị ứng cử viên đắc cử là Y Sĩ Thiếu Tá Đinh Xuân Dũng, dù có lập trường thế nào chăng nửa, vẫn được mọi người kính nể, mang ơn trong lúc tới dân cũng như Quân Y viện, khám chửa bệnh. Ông ta còn là đại diện của Phật Giáo trong tỉnh, giống như Giáo Sư Nguyễn Quốc Biền, giám học trường Trung Học Tư Thục Chính Tâm, lớn thứ hai tại Phan Thiết và là đại diện cho đồng bào Công Giáo trong tỉnh.

Công bằng mà nói, đối với người Bình Thuận, rất khó lòng ép buộc họ bầu cho ai. Như Trương Gia Kỳ Sanh bị thất cử là điển hình. Một người sinh sống lâu đời tại Bình Thuận, lại tập ấm tiếng tăm của dòng họ từ thời Trương Gia Hội, Trương Gia Mô, rất có tiếng trong ngành giáo dục tại địa phương, khai sinh trường TH. Tiến Đức, giáo sư Pháp văn trường Phan Rí Cửa, Hòa Đa... Nguyên do thất cử vì lập trường và có một cộng sự viên đắc lực là Phan Nghiêm, nghị viên Hội Đồng Tỉnh nhưng lại là Một Cán Bộ VC Nội Thành, đã bị tống giam trước năm 1975. Câu chuyện khôi hài nói trong kỳ bầu cử đó, chính quyền đổi thùng phiếu nên Trúc Viên thất cử, theo Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, là điều phi lý, vì Trúc Viên có vây cánh và tai mắt khắp nơi. Kỳ đó, quả thật Bình Thuận gian lận bầu cử, chẳng những toàn bộ chính quyền tỉnh bị bay chức, mà biết chừng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng hạ đài, vì Trúc Viên rất thích xé to chuyện.

Từ đó, Bình Thuận sống yên vui vì VC đã bị DPQ/NQ cùng các Toán Xây Dựng Nông Thôn đẩy lui tận rừng sâu, núi cao. Mật khu Lê Hồng Phong trở thành khu săn bắn của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu khi ra thăm Phan Thiết, Phan Rang. Đường quốc lộ số 1 cũng như các tỉnh lộ khai thông, công xa di chuyển không cần hộ tống. Thi xã Phan Thiết nhờ mưa thuận gió hòa, dân biển ruộng trúng mùa, lại được an ninh tuyệt đối, nên tha hồ ăn nhậu, vui hưởng hạnh phúc như buổi thanh bình thời 1955-1960. Nhưng đó là đối với dân, còn những người đứng mũi chịu sào thì thảm thê cùng khốn. VC không thắng ta về quân sự, nhưng ta đã mất nước vì phe ta. Để triệt hạ những người có công với nước, ta chơi ta bằng cách bịa ra trò đánh tham nhũng trên báo chí, đánh đêm ngày, đánh cho tới ngày 30-4-1975 , VNCH bị cưởng chiếm mới hết đánh vì báo chí Sài Gòn trong đó có tờ Sóng Thần, Điện Tín không còn và các nhà báo đánh phe ta cũng bị VC vắt chanh bỏ vỏ, phải vượt biên ra hải ngoại để có báo trả thù người Quốc Gia tiếp cho tới khi đạt dược thắng lợi cuối cùng .

C-BIỆT CHÍNH ĐOÀN hay XÂY DỰNG NÔNG THÔN TRONG VÙNG XÔI ĐẬU BÌNH THUẬN :

Quốc sách Bình Định Phát Triển Xây Dựng Nông Thôn Miền Nam VN, đã có từ thời TT Ngô Đình Diệm, gắn liền với Aáp Chiến Lược, rồi Aáp Tân Sinh (thời Dương văn Minh) và trở lại Aáp Chiến lược khi Nguyễn Khánh nắm quyền cho tới tháng 4/1975. Từ ngày 1/6/1966 để đáp ứng tình hình chiến sự càng lúc gia tăng tại chiến trường, bẻ gãy âm mưu dùng nông thôn bao vây thành thị của VC, chính phủ cho thành lập cơ cấu Xây Dựng Nông Thôn, một hình thức chuyển hóa sự hoạt động của các Biệt Chính Đòan, cho phù hợp với kế hoạch chiến tranh của Hoa Kỳ lúc đó là TÌM và DIỆT. Đứng dầu tổ chức này là Tổng Bộ XDNT do Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng chỉ huy. Ngoài ra còn có Nha Quản Trị CBXHNT, trực thuộc Tổng Bộ XDNT, do Đại Tá Nguyễn Tài Lâm, khóa 1 SQTD làm Giám Đốc. Một Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT được thiết lập tại rừng Chí Linh, đồi Hồng Lĩnh, đất Lam Sơn thuộc thị xã Vũng Tàu, do Đại Tá Nguyễn Bé, bút hiệu Tường Vân làm Chỉ Huy Trưởng. Về nhân sự, cán bộ XDNT ngoài một số tân tuyển, phần lớn được cải tuyển từ Biệt Chính Tiền Phong, Biệt Chính Nhân Dân, Cán Bộ Công Dân Vụ, Cán Bộ Hành Chánh Lưu Động, Cán Bộ Ấp Tân Sinh, Cán Bộ Chính Trị Nông Thôn..

Từ năm 1966-1968 , giai đoạn xây dựng các Ấp Đời Mới kiểu mẫu tại nông thôn với sự phối trí hoạt động của Đoàn BDPT gồm 59 cán bộ, nên còn gọi là ĐOÀN 59 gồm 1 Ban Chỉ huy, 1 liên toán Xây Dựng và 1 liên toán Dân Quân. Các Đoàn 59 do Tỉnh Trưởng kiêm Chủ tịch HDXDNT chỉ huy trực tiếp, thi hành theo chính sách của trung ương đề ra gồm 4 tư tưởng chỉ đạo, 5 kỹ thuật căn bản, 11 mục tiêu và 98 công tác dân vận. Đinh Văn Đệ lúc đó là Tỉnh Trưởng Điệp viên nằm vùng của VC, nên đã tạo cho an ninh toàn tỉnh Bình Thuận kể cả Phan Thiét, tồi tệ đến mức gần như là lãnh thổ của VC, mặc dù tại đây đã có Lữ đoàn 605 Dù của Hoa Kỳ đóng trên Căng. Cũng vì tình hình quá nguy hiểm nên Trung ương đã phải lượng giá lại các xã ấp trong tỉnh lúc đó gồm 7 quận, 53 xã và 173 ấp theo bản đồ quân sự chia vùng A,B,C. Nhiệm vụ của các Đoàn BDPT tại Vùng B xội đậu, ban ngày là của ta, ban đêm thuộc địch..nên vô cùng nguy hiểm. Nói chung trong giai đoạn này, hầu hết các quận đều được phối trí các Đoàn Công Tác 59. Tại quận Hàm Thuận có 6 Đoàn : Đoàn 1 tại liên xã Mương Mán, Văn Phong. Đoàn 2 tại xã Phú Hưng. Đoàn 3 liên Aáp Gò Bồi, Thuận Nghĩa. Đoàn 4 Ấp Phú Khánh, Phú Lâm. Đoàn 5 liên Aáp Phú Nhang, Phú Mỹ thuộc xã Phú Hội và Đoàn 6 hoạt động tại ấp Xuân Phong. Tại Thiện Giáo gồm nhiều Đoàn hoạt động tại Vùng B như xã Tuỳ Hòa, Phú Long, Lại An, Bình An, Bình Mỹ Thuận và Ma Lâm. Tại Hải Long, các xã Thanh Hải,Khánh Thiện và Thạch Long thuộc loại A , nên chỉ có 4 Đoàn hoạt động tại Bàu Me xã Thiện Nghiệp, Rạng xã Thiện Khánh, Phước Thiện Xuân và Liến Ấp Ngọc Hải, Ngoại Hải thuộc xã An Hải. Tại quận Hoà Đa có 6 Đoàn, 2 Đoàn hoạt động tại xã Phan Rí Cửa ở các ấp Hội Tâm, Lâm Lộc, Phú Ninh và Phú Hải. Xả Thượng Văn có 1 Đoàn hoạt động tại Ấp Thanh Lương. Tại xã Chợ Lầu có 1 Đoàn đóng tại Ấp Hiệp Hòa nhưng hoạt động cho cả hai Ấp Hiệp Hòa và Xuân Quang. Tại Xã Phan Rí Thành có 1 Đoàn tại Ấp Long Lể và 1 Đoàn ở xã Lương Sơn. Quận Hải Ninh có 2 Đoàn tại Sông Mao và Sông Lũy. Quận Phan Lý Chàm chỉ có 1 Đoàn phối trí hoạt động chung. Quận Tuy Phong có 2 Đoàn được phối trí 1 Đoàn tại La Gàn, Bình Thạnh. Riêng Đoàn 2 bao vùng từ Liên Hương tới xã Phước Thể, Vĩnh Hảo Đông, Vĩnh Hảo Tây và Tuy Tịnh Việt. Ngoài ra còn 1 Đoàn hoạt động ngoài hải đảo Phú Quý tại 3 Ấp Long Hải, Tam Thanh và Ngủ Phụng.. Trong thời gian Bình Định Phát Triển này, các Đoàn 59 thường bị VC tấn công, dù trong lúc công tác có DD/DPQ hay Trung Đội NQ yểm trơ. Nhờ sự hoạt động hữu hiệu tại nông thôn, giai đoạn này các cơ sở hạ tầng VC bị phá vỡ rất nhiều, thêm vào đó là sự hồi chánh của cán binh, nên VC quyết tâm phá hoại. Cũng trong năm 1966 khi Đinh Văn Đệ còn làm Tỉnh Trưởng, một cuộc tấn công táo bạo của 1 TD/VC ngay tại Ấp Đại Tài, ngoại ô Phan Thiết, khiến gần hết 1 DD/DPQ cuả Trung Úy Huỳnh Đức, người Mũi Né, cựu học sinh PBC 1955-1962 tan hàng cùng với Đoàn 59 của Đoàn Trưởng Phạm Cường.

Tỉnh Đoàn BDPT/Bình Thuận được chính thức thành lập vào tháng 6/1966. Thời gian này văn phòng liên lạc đóng tạm tại Hội trường Diên Hồng, kế Ty Thanh Niên do Thiếu Uý Phạm Nhật Hưng làm Tỉnh Đoàn Trưởng. Thời gian này Tỉnh chỉ có 2 đoàn tân tuyển, đã thụ huấn khóa 1/1966 tại Vũng Tàu về hoạt động. Những năm kế tiếp do nhu cầu và tình hình an ninh, số Đoàn và Cán bộ BDPT đã tăng lên gần 2000 người, nên có doanh trại tại Trại Quang Trung. Từ năm 1966-1975, Tỉnh Đoàn BDPT hay XDNT/Bình Thuận được chỉ huy bởi Thiếu Uùy Phan Nhật Hưng (Tỉnh Đoàn Trưởng 1966-1968), Trung Tá Nguyễn hữu Định (TDT 1968-1969), Trung Tá Lê Chi Hảo (TDT 1969-1972) và Lê Minh Giang (TDT 1972-1975).

Sau trận tổng công kích Tết Mậu Thân của VC, tình hình an ninh tại Miền Nam gần như được vãn hồi. Do trên người Mỹ cũng đã thay đổi kế hoạch chiến tranh từ Tìm và Diệt tới mưu tìm hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Trong chiều hướng trên, từ năm 1969, danh xưng Bình Định Phát Triển cũng đổi thành Xây Dựng Nông Thôn và Đoàn Cán Bộ 59 người cũng tái phối trí thành Đoàn 30 người, gồm 1 Ban Chỉ Huy và 3 Toán công tác. Từ năm 1970, để phù hợp với các biến chuyển chính trị trong và ngoài nước, cũng như trước tình hình an ninh khả quan tại nông thôn, Tổng Bộ Xây Dựng Nông Thôn đã được đổi thành Bộ Phát Triển Nông Thôn và danh xưng Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn cũng được đồng nhất thành Cán Bộ Phát triển Nông Thôn với nhiệm vụ Phát Triển Nông Thôn trong thời bình. Nhiều dự án do ngân sách của Chính Phủ tài trợ, giúp Ấp Xã xây cất thêm trường học, chợ búa, phát triển thêm nhiều tổ hợp chăn nuôi heo giống, trồng lúa ngắn hạng và hành nghề chài lưới.

Từ đầu năm 1971, trước sự kiện Hoa Kỳ đang tiến hành giải pháp thương thuyết bí mật với Hà Nội để giải quyết chiến tranh, Chính Phủ VNCH cũng đã thay đổi kế hoạch để chống lại âm mưu chiếm đất dành dân của VC. Do trên Đoàn 30 Cán Bộ lại được cải biến thành Đoàn 10, gồm 1 đoàn trưởng và 9 cán bộ chuyên môn, với nhiệm vụ tận Aáp Xã. Riêng số cán bộ thặng dư được chuyển ngành sang Cảnh Sát, Điền Địa và Các Viên Chức Xã Aáp. Cuối cùng đầu năm 1972, chấm dứt nhiệm vụ của Đoàn 10 Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn. Từ đó Đoàn 10 chính thức là Xã Đoàn Cán Bộ Phát Triển Nông thôn , trực thuộc cơ cấu hành chánh xã nhưng đồng thời cũng nằm trong hệ thống chỉ huy của Tỉnh Đoàn, Quận Đoàn. Đầu năm 1974, nhằm cải tổ hành chánh cho hợp với tình hình chính trị và ngân sách, Bộ Phát triển Nông Thôn bị giải thể, Nha Cán Bộ trở thành Tổng Nha Cán Bộ Nông Thôn, trực thuộc Bộ Nội Vụ và Cán Bộ Phát Triển Nông thôn trở thành Cán Bộ Nông Thôn cho tới ngày 30/4/1975.

Một thời lịch sử đã khép lại, bao chục năm buồn thảm đến đi trong thiên đường xã nghĩa nhưng vẫn không ngăn nổi phế hưng cuộc đời, trong đó thời gian đã làm sống lại những gương anh hùng liệt nữ của VNCH thuở nào đã nằm xuống vì đại nghĩa dân tộc từ 1955-1975. Và như thế viết lại những trang sử này cho dù không thể nói hết vì Những người Cán Bộ Aùo Đen chiến đấu đơn độc trong vùng xôi đậu khắp nước hay tại Bình Thuận, là những chiến sĩ vô danh thênh thang một cõi đi về. Thực tế qua các tài liệu còn lưu trữ, ta biết được trong hai mươi năm chinh chiến, số cán bộ công dân vụ, biệt chính đoàn và sau này là xây dựng nông thôn, đã nằm xuống ở đây không phải là ít ỏi, nhất là trong thời gian 1963-1969, là thời kỳ hỗn loạn trộn trấu xô bồ nhất tại Bình Thuận. Năm 1966, ngay tại cổng Aáp chiến lược Đại Tài ngoại ô Phan thiết, qua sự dàn dựng của Đinh văn Đệ, khiến cho gần một DD/DPQ của Trung Uùy Huỳnh Đức và Đoàn 59 Cán Bộ PTNT của Đoàn Trưởng Phạm Cường cùng Đoàn Phó Dân Quân Nguyễn Đề thương vong. Năm 1970 tại xã Tuỳ Hòa, Đoàn Trưởng Nguyễn Phương trong lúc đang hướng dẫn Đại Tá Tỉnh Trưởng Ngô Tấn Nghĩa tham quan Aáp Tân Sinh, thì bị tử thương tại chô. Trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, VC pháo kích Trại Quang Trung nơi có Tỉnh Đoàn PTNT, làm tử thương Cán Bộ Nguyễn Hưng Thắng và khiến cho nữ Cán Bộ Nguyễn thị Lam Tiên bị đứt lìa cả hai chân. Đây chỉ là trong ngàn muôn cái chết của những anh chị em cán bộ, đã ngả xuống khi dấn thân vào lòng đất địch.

Những ngày mất nước từ tháng 5/1975, Đoàn Trưởng Dương Đàng cùng với Đại Uý Lê Văn Trò, DDT/DD206 Thám kích Tỉnh, Xã Trưởng Lương Sơn là Lê Dược (bị bắt từ Sài Gòn đem về), Trung Sĩ Nguyễn Chánh, an ninh PCK.Lương Sơn, Trung Đội Trưởng NQ xã Phan Rí Thành là Phan văn Đắc, Thượng sĩ Cảnh Sát đặc biệt xã Phan Rí Thành là Sáu Bạn..đã bị VC phanh thây tại quê nhà, để trả thù. Nhiều người chết ngay trong tù khắp tỉnh từ Hàm Tân, Huy Khiêm, Tà Lon, Cà Tót, Sông Mao, Sông Cái..Một số lớn mãn tù về chết tại nhà như Tỉnh Đoàn Phó Lê Minh Hải, Quận Đoàn trưởng Phùng Bửu Hưng, Xã Đoàn Trưởng Đổ văn Quế, Nguyễn ngọc Oanh Xã Trưởng xã Bình An, Nguyễn Thông Chủ tịch xã Phú Long, Nguyễn văn Đồng Aáp Trưởng Aáp Hải Tân Phan Rí Cửa, Trung Uý Tăng văn Đồng Trưởng Ban 5 Hòa Đa, Nguyễn văn Bường CS Hải Long, Trung Uý Đoàn hữu Bính, Trưởng phòng NDTV Hàm Thuận.. nhiều quá làm sao kể hết ?

“ Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử “.

Lịch sử do con người tạo nên và sao chép lại để lưu danh. trong đó ai cũng có phần, cho nên đừng tưởng rằng thời gian rồi sẽ quên tất cả. Cho dù người sống có khoan dung nhưng có ai ngăn nổi những oan hồn tử sĩ VNCH đang đội mồ sống lại, để đòi danh dự và nợ máu oan khiên từ đảng cọng sản bán nước và đám phản tặc Việt gian đang lẩn quẩn trong dòng người Việt hải ngoại, chỉ vì chút danh hẻo, bẻ cong viết bậy, làm tủi vong linh những người đã nằm xuống cho chúng sống nhục tới ngày nay.

3-TIỂU KHU BÌNH THUẬN 1955-1975

Thời VNCH (1955-1975), Quân Đoàn 2 chiếm một lãnh thổ có diện tích lên tới 78.841 km2, rộng nhất trong bốn vùng chiến thuật. Bộ Tư Lệnh đóng tại Pleiku, còn 2 Bộ chỉ huy tiếp vận 2 và 5 thì ở Quy Nhơn và Nha Trang-Cam Ranh, còn có hai Sư Đoàn 2 và 6 Không Quân Chiến Thuật đóng tại Pleiku và Nha Trang. Các phi trường Nha Trang, Bửu Sơn, Phù Cát và Cù Hanh rộng lớn tối tân. Vùng 2 chiến thuật bao gồm 12 tỉnh cao nguyên và duyên hải trung phần, trong đó quan trọng và cũng có nhiều phiến cộng, nằm vùng nhất là Bình Thuận-Bình Định. Để xâm lược miền nam, cọng sản Bắc Việt cho mở lại con đường giao liên đã có sẳn từ thời toàn dân kháng chiến chống Pháp 1945-1954, thành con đường chiến lược mang đủ thứ tên trong đó có Hồ chí Minh, xuất phát từ Hà Nội vào tới Cà Mâu dài trên 2000 cây số. Con đường khai sinh đồng thời với cái mặt trận ma GPMN sau khi vượt qua vùng phi quân sự ở Bến Hải, men theo rặng Trường Sơn, tới Đổ Xá, Kòn Tà Nừng, Chulya, Khánh Hoà. Tại đây đường phân làm hai nhánh, một đi ngược lên Lâm Đồng, Quảng Đức, Phước Long về Sài Gòn. Nhánh hai tới Ninh Thuận, Bình Thuận, Rừng Lá, Rừng Sát, Biên Hòa...

Sau ngày binh biến 1-11-1963, VNCH gần như vô chính phủ, rối nát tan hoang do đám kiêu tăng loạn tướng gây ra, mãi tới cuối năm 1967 khi tướng Nguyễn văn Thiệu đắc cử Tổng Thống VNCH , tình thế mới tạm ổn định. Bình Thuận là một trong các tỉnh ở miền Trung cùng chịu nhiều nạn kiếp, khiến cho tình hình an ninh toàn tỉnh kể luôn thị xã Phan Thiết tồi tệ đến mức ai nghe tới cũng sợ, khi phải tới miền đất này. Dù Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng tấn công Phan Thiết ba lần bị thất bại, không có cơ hội tắm máu đồng bào như tại Huế theo mong muốn của một số VC nằm vùng và có thân nhân nhảy núi , tập kết nhưng hoàn cảnh lúc đó hết sức bi quan, 95 % lãnh thổ bị địch chiếm, vùng còn lại ban ngày là của ta và thuộc về giặc ban đêm. Tại Phan Thiết, VC về ám sát,đốt tấn công các trụ sở ấp Đức Nghĩa,Phú Trinh,Hưng Long, Đức Long... coi như chỗ không người, thậm chí ngay trong Tòa hành chánh và tiểu khu, tỉnh trưởng khi di chuyển cũng phải có hộ tống và cận vệ. Các viên chức xã ấp, công chức, cảnh sát kể luôn các cấp chỉ huy XDNT,Nghĩa quân, ĐPQ ... ban đêm phải di chuyển chiến thuật tới các vùng tạm có an ninh ở Sông Mao, Phan Thiết, Mũi Né để ngủ giữ mạng. Các đồn bót trong tỉnh luôn bị tấn công, VC pháo kích bạt mạng vào thành phố, huyện lỵ và tàn nhẩn gài mìn khắp nơi, khiến cho thường dân vô tội bị chết oan hằng ngày khi di chuyển cũng như lúc ra đồng làm ruộng. Các trục giao thông tại Quốc Lộ 1, liên tỉnh lộ 8, tỉnh lộ Phan Thiết-Mũi Né..bị tắt nghẽn, nhiều trạm thu thuế gần như công khai của VC tại cây số 25, Thiện Giáo, Tùy Hoà, Tà Dôn, Đá Ông Địa, Vĩnh Hảo..làm cho mọi người lo sợ, phải dùng phương tiện ghe thuyền thay vì đi xe đò. Đã vậy trong tỉnh còn thêm vụ học sinh các trường trung học xuống đường biểu tình đòi Mỹ rút, kêu gào bảo vệ đạo pháp và các thầy cha, còn thêm màn mổ bụng rạch ngực viết huyết thư, tạo đủ đắng cay máu lệ cho người dân vô tội trong cảnh chiến tranh tận tuyệt. Tóm lại theo lượng giá của Đại Tá Ngô tấn Nghĩa, trong ngày nhậm chức Tỉnh Trưởng vào mùa thu 1969 thế đại tá Đàng thiện Ngôn, thì Bình Thuận và Phan Thiết lúc đó sắp lọt vào tay VC. Theo Trung Tá Ngô văn Xuân, nguyên Tiểu đoàn trưởng TĐ 2, Trung đoàn 44, Sư đoàn 23 BB từng tham chiến nhiều ngày tại Bình Thuận, thì chính Đại Tá Ngô tấn Nghĩa, một sĩ quan dầy kinh nghiệm trong chức vụ trưởng phòng 2 quân đoàn 2 nhiều năm, qua nhiều vị tư lệnh, đã thành công trong việc tách rời các cơ sở cũng như vô hiệu hoá Việt Cộng tại địa phương, từ đó cho tới ngày miền nam bị sụp đổ vào tháng 4-1975. Chính các lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân đã góp phần lớn máu xương trong việc bảo vệ an ninh và mạng sống của đồng bào trong tỉnh, cho tới những giây phút cuối cùng trong đêm 18 rạng ngày 19-4-1975. Họ là những chiến sĩ của QLVNCH không tên với những chiến công hiển hách , đã dánh những trận để đời như sử gia Chánh Đạo đã hết lòng khen ngợi trong tác phẩm “ 55 ngày đêm-cuộc sụp đổ của VNCH”. Tôn vinh cuộc chiến đấu thần thánh trên là cách trả lời cao thượng nhất để tri ân và lấy lại uy tín cũng như danh dự cho người lính miền nam, những người đã vì nước vì đời, mà tự tìm lấy cái chết bình thản tại chiến trường , ngay lúc giặc đã tràn ngập.

A-NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐPQ & NQ/QLVNCH:

Tại Bình Thuận vào năm 1952, trước ngày đình chiến, quân đội quốc gia đã thành lập 2 trung đoàn vệ binh, mỗi trung đoàn có 5 đại đội. Trung đoàn số 2 đóng tại Phan Rí, trung đoàn số 4 đóng tại Phan Thiết. Đầu năm 1953, các trung đoàn vệ binh được biến đổi thành tiểu đoàn bộ binh. Do đó, trung đoàn vệ binh số 4 thành tiểu đoàn 264 B1 (Bataillon d’infanterie), còn trung đoàn 2 thành tiểu đoàn 265 B1. Ngày 1-8-1954 lại thành lập trung đoàn 404 BB tại Phan Thiết với các tiểu đoàn 83 (nguyên TĐ 264 B1), tiểu đoàn 84 ( nguyên TĐ 265 B1) và TĐ 808 biệt lập đóng tại Phan Thiết. Đầu năm 1955, Trung đoàn 404 được cải danh là Trung đoàn 43 BB với các TĐ 1/43 (83), 2/43(84) và 3/43(808) thuộc SĐ 15 khinh chiến, từng tham dự các chiến dịch tiểu trừ Bình Xuyên, Hòa Hảo năm 1955 tại Nam phần Từ năm 1964 trung đoàn 43 biệt lập qua các trung đoàn trưởng tài danh như Thiếu tá Võ văn Cảnh, Thiếu tá Quách Đăng, Trung tá Lý bá Phẩm,Đại tá Đàm văn Quý.. trấn đóng tại biệt khu Bình Lâm, sau đó di chuyển vào nam. Năm 1966 cùng với các trung đoàn biệt lập 48 BB, 52 BB thành lập Sư Đoàn 10 BB, sau đổi thành SĐ18BB vào tháng 4-1975, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, đã tạo nên chiến thắng Xuân Lộc vang lừng trong việt sử cận đại. Cũng tại Bình Thuận vào tháng 7/1954 có 4800 quân nhân người Nùng, thuộc SĐ 3 khinh chiến của Đại Tá Woàng A Sáng từ miền bắc di cư vào đóng tại Sông Mao nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn lại di chuyển vào Tam Hiệp, Biên Hòa, sau đó đổi thành SĐ 5 BB. Để thay thế, Trung Đoàn 44 và 53 thuộc SĐ 23 BB , hậu cứ đóng tại Sông Mao thường xuyên hành quân bảo vệ Bình Thuận và Ninh Thuận. Từ đầu năm 1970, hầu hết các thành phần cơ sở, du kích kể luôn chính quy VC gần như bị tiêu diệt, khiến cho quân khu 7 Việt cộng, trong đó có tỉnh Bình Thuận do tướng Bắc Việt Nguyễn Văn Ngàn chỉ huy, cũng lâm vào tuyệt lộ. Để vớt vát cũng như vực dậy niềm tin của cán binh, cán bộ, VC sử dụng 2 tiểu đoàn chính quy miền Bắc là 481 và 482 tấn công vào Trung Đoàn 44 BB tại Sông Mao từ tháng 7-10/1970, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc phục kích, phá rối trên quốc lộ 1, từ đoạn đường cây số 25 nam về tới Phan thiết và khúc ngang qua mật khu Lê hồng Phong, từ Long Thạnh tới Lương Son, Chợ Lầu và phía bắc trong quận Tuy Phong. Thời gian này Bình Thuận còn có sự yểm trợ của Chi đoàn 3/8 thiết kỵ/QLVNCH và tiểu đoàn 3 thuộc Lử Đoàn 506 nhảy dù Hoa Kỳ và toán viễn thám LLĐB/BTTM/QLVNCH, hải pháo Mỹ ở ngoài khơi, các phi tuần Mỹ-Việt luôn tiếp ứng tỉnh mau lẹ và cấp thời, nên đã bẻ gảy tất cả Nhưng rồi giai đọan VN hoá chiến tranh và hiệp định ngưng bắn 1973 đã thành hình, theo đó các đơn vị chính quy của VNCH cũng như Hoa Kỳ đều rời tỉnh vào cuối năm 1971 hoặc hồi hương hay nhận nhiệm vụ mới, giao công cuộc bình định và gìn giữ an ninh cho các đơn vị ĐPQ và NQ của tỉnh lúc đó lên tới 13.000 người đảm trách.

Để chống địch bằng cây nhà lá vườn, Đại Tá Nghĩa đã áp dụng chiến lược mọi người đều phải RA TIỀN TUYẾN kể cả các trưởng ty sở, phó tỉnh trưởng, phó quận.., không bỏ đồn bót lẽ loi cho giặc về đêm. Theo lời các nhân chứng hiện ở Hoa Kỳ như Phạm ngọc Cửu phó tỉnh trưởng, Trung Tá Dụng văn Đối quận trưởng Hoà Đa rồi Hàm Thuận, Đại úy Mai xuân Cúc DDT /DD 948 DPQ.. thì chính Đại tá Nghĩa là người đầu tiên xung phong làm gương mẫu cho thuộc cấp, ông đã noi gương cố tổng thống Nguyễn văn Thiệu luôn xông xáo tại chiến trường khi dấu binh lửa, bom đạn còn ngun ngút , đại tá Nghĩa đã lần lượt ngủ đêm tại 173 trong tổng số 197 tiền đồn hẻo lánh và nguy hiểm của tỉnh, do các tiểu trung đội nghĩa quân hoặc xây dựng nông thôn trấn giữ. Nhờ vậy đã tạo được nềm tin trong quân đội cho tới khi mất nước. Một chiến thuật khác cũng vô cùng hiệu quả, đó là xữ dụng hàng rào mìn claymore làm ấp chiến lược lưu động. Với phương pháp này đã làm VC bị tổn thất nặng và gần như hoàn toàn tê liệt. bẽ gảy kế hoạch nuôi ăn cán binh vì ai cũng sợ toi mạng khi vướng mìn vào ban đêm khi ra vào ấp .Song song còn có chương trình đập cỏ bắn rắn, tức là ủi quang hai bên quốc lộ 1 từ cây số 25 nam Phan Thiết cho tới Cà Ná, giáp giới Ninh Thuận,các vùng cây cỏ rậm rạp mà trước đây VC dùng làm địa bàn để hoạt động quân sự, thu thuế, phục kích, chặn xe đò.., mang lại tình hình an ninh hoàn toàn trong tỉnh và tại thị xã Phan Thiết. Cũng kể từ đó cho tới hồi tàn cuộc, cán bộ xã ấp, công chức không còn phải sống lưu vong và việc Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu tới Phan Thiết cùng với tỉnh trưởng săn bắn ban đêm ngay trên địa bàn của cái gọi là mật khu Lê Hồng Phong, hay đi xe jeep trên quốc lộ 1 từ Phan thiết về Phan Rang như lời tư sự của Trung Tá Ngô Văn Xuân, trung đoàn trưởng Trung Đoàn 44, SD 23 BB, trong Quân Sử VNCH, là một xác nhận khích lệ.

Từ sau hiệp định ngưng bắn 1973, lực lượng ĐPQ &NQ đã được tổ chức và phối trí lại để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Quyền chỉ huy trực tiếp thuộc tiểu khu, chi khu và các phân chi khu. Quân số cũng được cải tổ từ cấp đại đội thành tiểu đoàn, liên đội và Liên đoàn . Tính đến năm 1973, quân lực VNCH đã có 360 tiểu đoàn ĐPQ, quân số từ binh sĩ, HSQ tới SQ một số là chủ lực quân biệt phái, nên có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu, có đủ khả năng thay thế các SĐ bộ binh kề cả các lực lượng tổng trừ bị trong các cuộc hành quân cơ động quy ước chiến, đáp ứng sự hổ trợ đác lực cho các đơn vị chính quy. Theo tài liệu từ quân sử, cho tới tháng 4-1975, lực lượng ĐPQ-NQ gần 500.000 người và số tử vong cũng nhiều lần so với các lực lượng chính quy, diều đó chứng tỏ sự chiến đấu dũng mảnh và can trường của họ.
Trong hiệp định Paris năm 1973, có điều khoản cắm cờ nhận đất vào giờ N và Bình Thuận được coi là thí điểm, nơi CS Bắc việt luôn đòi trở thành vùng vỹ tuyến. Các xã giáp tỉnh lỵ như Đại Nẵm, Phú Long, Tuỳ Hòa,Phú Lâm có nhiều nằm vùng và thân nhân nhảy núi hoặc tập kết, nên luôn là điạ điểm tin cậy để giặc đóng quân hay đặt BCH. Với quân số lúc đó là 13.000 ĐPQ-NQ nhưng vì phải bảo vệ 197 ấp nên đã dàn mỏng, trong khi việt công luôn tập trung được ba tiểu đoàn địa phương, ngoài ra còn có một trung đoàn chủ lực từ quân khu 6 tăng phái và cán binh cơ sở, nên tình thế lúc đó cũng thật nguy hiểm. Rồi giờ G cũng tới, VC tấn công một lúc 13 ấp trong tỉnh nhưng nặng nhất là tại ấp Đại Tài, xã Đại Nẳm. Nhờ đã chuẩn bị trước, nên sau 2 ngày giao tranh, VC thất bại trong âm mưu cắm cờ dành đất, một phần là do đồng bào có ý thức quốc gia không chịu hợp tác hay đồng khởi, phần khác sợ tai bay đạn lạc nên đã bồng bế nhau tản cư khỏi vùng chiến địa theo lời kêu gọi của tỉnh qua truyền đơn và đài phát thanh. Cuối cùng các ấp xã chỉ còn thuần tuý là chiến địa, điểm hợp đồng của pháo binh và phi pháo, trước khi các đơn vị DPQ-NQ mở cuộc tấn công, làm VC phải chém ve, mang theo nhiều xác chết đồng bọn khi tháo chạy sau 2 ngày giao tranh đẳm máu nhưng vẫn bỏ lại tại ấp Đại Tài, xã Đại Nẳm 121 xác chết..

B-TỔNG QUÁT VỀ TIỂU KHU BÌNH THUẬN:

Về tổ chức, thì Thiếu Tá Trần Văn Chà làm tiểu khu phó kiêm Phó TT. Nội An., về sau TT.Chà lên Trung Tá và làm trung đoàn trưởng Trung Đoàn 53/SD23BB. Đại Úy Lê Trung Hưng làm Tham Mưu Trưởng TK. Trung Úy Lữ Tây Tựu, người PT, một sĩ quan tài giỏi và can trường, từ SD23BB được biệt phái về giữ chức Trưởng phòng 2.TK, có phụ tá là Chuẩn Úy Mai Xuân Cúc, khóa 20 SQTB, người PT, tốt nghiệp khóa SQ.Quân báo tại Mã Lai. Chính Cúc trong chức vụ trưởng ban ước tính tình hình tỉnh, thường phối họp với Phòng 3/TK bay L.19, quan sát khắp vùng từ cầu Đá Chẹt ở ranh giới Ninh Thuận-Bình Thuận về phía bắc, cho tới Vùng Núi Ông, Bình Thuận-Lâm Đồng và Núi Tà Cú, Binh Tuy-Bình Thuận. Do đó ông đã có một cái nhìn sắc bén và đứng đắn về phối trí quân số DPQ-NQ tại TK.BT. Cũng năm đó, trưởng phòng 3/TK là Trung Úy Nguyễn Văn Trị. Riêng Đại Úy Lê văn Trạch là quận trưởng Hàm Thuận, Đại Úy Trọng QT.Thiện Giáo, Đại Úy Kiều văn Út QT.Hải Long, Thiếu Tá Woàng Sắn Cảnh, QT. Hải Ninh, Đại Úy Lương Vặng, QT.Phan Lý Chàm, Đại Úy Nguyễn Quang Mẫn, QT.Hòa Đa, Thiếu Tá Bùi Quang Huỳnh QT. Tuy Phong. Về quân sự, thuở đó cấp đại đội DPQ là đơn vị cao nhất trong tỉnh. Về phía bắc có Trung Tâm HL.DPQ-NQ Sông Mao do Trung Tá Thanh làm chỉ huy trưởng, còn Thiếu Tá Woàng văn Thông thì làm CHT/BCH bắc BT bao gồm 4 quận HD, TP, PLC và HN. Riêng CHT/DPQ-NQ tỉnh là Thiếu Tá Lê Văn Thông, đóng chung với Quân vụ thi trấn và đồn quân cảnh trong TK củ đối diện với vườn hoa và Ty ngân khố, cạnh trường nử TH. Về chủ lực quân biệt phái, chỉ có TD2/44/SD23 của Thiếu Tá Xứng bao vùng khắp lãnh thổ. Cuối năm 1967, Trung Tá Nguyễn Khắc Tuân thuộc tổng cục quân huấn/BTTM về làm tỉnh trưởng BT thay Trung Tá Đinh Văn Đệ, Trung Tá Tuân ở lại VN đi tù và chết tại Bắc Việt, theo lời kể của dưởng nữ, hiện là chủ nhân nhà hàng Mỷ Cảnh tại Honolulu. Năm 1969, Đại Tá Đàng Thiện Ngôn về làm tỉnh trưởng BT thay thế Trung Tá Tuân, còn Thiếu Tá Hồ Ứng Phùng làm tiểu khu phò và Đại Úy Lê Văn Anh làm tham mưu trưởng. Trước năm 1970, DPQ hoạt động cấp đại đội nhưng nổi danh nhất là DD.DPQ của Thiếu Úy Thô Thêm tại quận Thiện Giáo. Ngoài ra còn có DD.445 của Trung Úy Nguyễn thanh Xuân tại Chợ Lầu và Lương Sơn. DD443 của trung uý Nguyễn thanh Hải, từ năm 1970-1972 trưởng phòng 2.TK và thăng thiếu tá giữ chức xã trưởng CT.Phan Thiết 1973-1975. DD206 trinh sát cuả Đại Úy Lê Văn Trò . Trung đội tình báo TK của Thiếu Úy Nguyễn Văn Thức, sau là TP2.TK năm 1968-1969. Mùa thu 1969, Đại Tá Nghĩa làm Tỉnh trưởng thay Đại Tá Ngôn và cơ cấu TK gồm có TK Phó Trung Tá Trí kiêm CHT/DPQ-NQ, Trung Tá Mai lang Luông, nguyên TDT-TD3/44/SD23 làm tham mưu trưởng, TP 1/TK Thiếu Tá Mừng, TP2/TK là Đại Úy Ngọc về sau Đại Úy Đặng, TP3/TK là Thiếu Tá Trị, TP4/TK Trung Tá Hoạt, TK. Chiến Tranh CT là Thiếu Tá Hồng, Trung Tâm Trưởng HC. Tiếp vận là Thiếu Tá Phạm Minh thay thiếu tá Chung. Quận trưởng Hàm Thuận là Trung Tá Dụng Văn Đối, QT. Thiện Giáo Thiếu Tá Lê Văn Thông, bỏ chạy từ đầu tháng4/1975 và di tản qua Mỹ năm 1975, Thiếu Tá Đặng Chánh Anh,QT Phan Lý Chàm, Trung Tá Diệp sắng Cảnh QT.Hải Ninh, QT.Hải Long Thiếu Tá Hàng Phong Cao, QT. Tuy Phong là Thiếu Tá Hà Văn Thanh và Trung Tá Kiều Văn Út, QT Hòa Đa di tản vào PT ngày 17-4-1975 khi Phan Rang thất thủ, nhiều tàu HQ đã được điều động tới yểm trợ và vớt lính DPQ tại các quận miền bác như HQ.07 tới Cà Ná, sau đó dược tuần dương hạm ChíLinh HQ.11 thay thế, chiến hạm này đã trúng đạn VC bắn từ bờ ra làm chết và bị thương nhiều người. Ngoài ra còn có Hải vận hạm Ninh Giang HQ.403, HQ 505, HQ 12..đậu đầy ngoài khơi PT, và họ là nhân chứng vì đã nghe được những tiếng kêu cứu của các đại bàng qua máy PR25, trong đó có tiếng Đại Tá Nghĩa, khi VC đã tràn ngập trận địa. Từ năm 1970 về sau, trong đà cải tiến QLVNCH, các DD/DPQ được nâng cấp thành Liên Đội hay tiểu đoàn và tình hình phối trị DPQ-BT như sau, TD248/DPQ của Thiếu Tá Lê văn Trung tại Tuy Phong, TD212DPQ của Thiếu Tá Quân coi Lương Sơn, Sông Lũy. TD249 DPQ của Thiếu Tá Phan Sang, BCH đóng tại núi Tà Dôn, hoạt động tại Long Hiệp, Hòa Vinh, Tuy Hòa. TD202DPQ của Thiếu Tá Lương văn Bính hoạt động tại Cây Táo, Long Thạnh. Hai TD275 /DPQ của Thiếu tá Tư và TD230DPQ của Thiếu Tá Thổ Thêm, hoạt động tại Thiện Giáo. TD274DPQ của Thiếu Tá Bình hoạt động tại Bầu Gia,Phú Hội., Thiếu Tá Bình chết tại trại tù ở Bắc Việt. Tại Bắc BT, BCH quân sự bãi bỏ nhưng thay vào đó là BCH. Liên đoàn DPQ do Đại Tá Lại Văn Khuy, nguyên trung đoàn Trưởng TRD42/SD22BB về làm CHT. BCH Liên đoàn đóng tại xã Lương Sơn, đối diện với mật khu Lê Hồng Phong, gồm 2 TD248 và 212 DPQ, hành quân tại 4 quận miền bắc. Từ tháng 3/1975, Bình Thuận không còn Trung Đaòn 44/SD23 và Chi Đoàn 3/8/Thiết kỵ tăng phái, vì những đơn vị chủ lực quân này đã di chuyển hết lên cao nguyên năm 1972. Để bảo vệ an ninh cho thị xã Phan Thiết, từ năm 1970 lập thêm Yếu khu châu thành hay BCH/LD/DPQ/PT đóng tại trại Đinh công Tráng, trước sân vận động Quang Trung, kế trường trung học Bạch Vân, do thiếu tá Nguyễn văn Cư làm CHT. Về đơn vị Đồng Minh, quan trọng nhất vẫn là Bộ chỉ huy MACV/TKBT đóng tại khách sạn Hồng Hưng, đối diện với trường Tiến Đức, tức là PBC củ trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Để góp phần giải tỏa an ninh cho bốn quận miền bắc, cũng như lộ trình đường bộ trên QL1, từ Hòa Vinh tới Phan Rí, ngang qua mật khu Lê Hồng Phong dối diện vói các xạ Long Phú,Lương Son,Sông Lủy, Chợ Lầu,Tịnh Mỹ,Hiệp An, Hiệp Hòa....cơ quan MACV đã phối hợp với TK.Bình Thuận, thành lập lực lượng Dân Sự Chiến Đấu, BCH đóng tại trại Phi Long ở xã Lương Sơn, trại Phi Mã ở xã Phan Rí Thành cạnh Chi khu Hòa Đa, trại Phi Hổ ở ấp Tịnh Mỹ, xã Chợ Lầu, đồn Mara ở Sông Lũy..Tất cả doanh trại Lực lượng DSCD đều có bãi đáp trực thăng, còn các SQ,HSQ chỉ huy đều thuộc các toán A/LLDB VN và SQ-HSQ /LLDB Hoa Kỳ làm cố vấn., chính họ đã vô hiệu hóa cái gọi là mật khu thành cây vách cát Lê Hồng Phong của VC, nơi trú ẩn của các tiểu đoàn địa phương 482 và 840 VC, cũng như Trung đoàn chính quy 812 Bắc Việt của quân khu 7 VC tăng phái. Năm 1970, các trại LLDB tại Bình Thuận đóng cửa nên Biệt kích Mỹ hay LL/DSCH cũng giải thể để thành lập các DD/DPQ., các cấp chỉ huy được mang quân hàm Thiếu úy, còn danh hiệu là DD700,710,720,730/DPQ/BT, sau đó nhập chung thành Liên Đội 2/32/DPQ/BT do Thiếu Tá Nguyễn thanh Xuân chỉ huy, trách nhiệm bao vùng tư Lương Sơn, Sông Lũy , tới ngả ba Chợ Lầu-Sông Mao. Sau năm 1972, LD2/32/DPQ lại cải danh thành tiểu đoàn 2/212 do thiếu tá Quận chỉ huy cho tới lúc tàn cuộc. Về các đơn vị tăng phái, có Duyên Đòan 28 Hải thuyền, hoạt động bảo vệ vùng duyên hải Bình Thuận, từ mủi Đá Chẹt ở bắc Tuy Phong, vào tới Mũi Đèn Nam Bình Thuận, chỉ huy Duyên Đoàn từ đầu có Thiếu úy hải quân Nguyễn văn Thuận, cựu HS/PBC 1955-1962, đã chết trong lúc di tản. Duyên đoàn trưởng cuói cùng là HQ.Thiếu tá Việt và Duyên đoàn phó, Đại Uý HQ.Cat. Ngoài ra còn có Biệt đội quan sát L.19, thuộc Phi Đòan quan sát 215, SD2 Không quân từ Nha Trang tăng phái cho TK/BT giúp P2,3/TK bay quan sát bao vùng hành quân, mở đường và hướng dẫn pháo binh tác xạ. Về thiết kỵ, trước năm 1973 có các chi đoàn 2 và 3/8 thuộc SD23 tăng phái., tết mậu thân 1968 trung úy Hàng phong Cao làm chi đoàn trưởng 2/8 giải tỏa Phan Thiết, sau biệt phái về làm Quận Trưởng Hàm Thuận từ thời Đại Tá Ngô tấn Nghĩa, cho đoàn giao lại cho Đại Uý Đệ, nguyên DDT 948 DPQ, lúc đó hoạt động tại Tuỳ Hòa và Phú Long., đại đội này về sau di chuyển ra Hòa Đa và giao cho Đại uý QB.Mai xuân Cúc, nguyên trưởng ban 2/ quận Hòa Đa của Quận Đối làm Đại Đội Trưởng và những ngày cuối cùng là đơn vị đóng trong thị xã Phan Thiết cho tới sáng 19-4-1975, Bình Thuận hoàn toàn thất thủ, mới xuống tàu về Nam.

4-ĐẠI TÁ NGÔ TẤN NGHĨA (1969-1975):

Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa đảm nhiệm chức vụ Tỉnh Trưởng Bình Thuận, từ tháng 12/1969 đến ngày 30-4-1975. Ông là vị tỉnh trưởng lâu và thành công nhất tại tỉnh nhà, nhờ biết khai thác ba yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nói chung sự thành công của ông, trong kế hoạch bình định và phát triển tỉnh Bình Thuận, là nhờ tài lãnh đạo chỉ huy và nghệ thuật tin dùng người, dụng nhân như mộc. Thêm vào đó là lòng dũng cảm và hy sinh, từ khi mới bắt đầu làm Quận Trưởng Hốc Môn, tỉnh Gia Định năm 1963. Những câu chuyện nghe rất cảm động, về vụ tự đơn thân độc mã bay trực thăng vào Bến Cát, để nhặt thi hài người con yêu quý là Đại Uý Phi Công Ngô Quang Lý, lái A 37, bị phòng không VC bắn rout ngày 5-8-1974 hay đích thân cùng Cố Vấn Mỹ tại TK/BT là Philip Cook, chở máy điện tử (Sensor) của Hải Quân Mỹ, bỏ vào các vùng ẩn náu của VC, để làm tín hiệu cho hải pháo Hoa Kỳ tác xạ, vào năm 1973..cùng hằng trăm câu chuyện khác, đã chứng tỏ lòng dũng cảm phi thường, cũng như đức độ của một quân nhân biết trách nhiệm.
Bình Thuận từ sau cuộc binh biến 1-11-1963 cho tới cuối năm 1969 là vùng bất ổn, xôi đâu. Đại Tá Nghĩa từ Pleiku xuống thay thế Đại Tá Đàng Thiện Ngôn, làm Tỉnh Trưởng, giữa lúc tình hình tại điạ phương rất tuyệt vọng, vì tất cả những đơn vị hùng hậu của Mỹ và đơn vị chính quy của VNCH, đã có lệnh rút khỏi lãnh thổ. Theo lượng giá của tất cả thẩm quyền có liên hệ tới tỉnh nhà, kể luôn đồng bào, trừ VC, qua người thương kẻ ghét, thì Oâng đã thành công hoàn hảo trong công tác an ninh, bình định và phát triển toàn tỉnh, dù lực lượng chỉ có DPQ và NQ mà thôi.


Dù bị chia cắt nhiều lần, Bình Thuận vẫn là một tỉnh rộng lớn và quan trong nhất nhì Miền Trung về ngư nghiệp và kỹ nghệ chế biến hải sản. Do vị trí đặc biệt quan trọng về tài nguyên rừng tiền biển bạc, nên 300 năm qua, vùng đất này luôn là nơi tranh chấp của mọi thế lực, ai cũng muốn dành chiếm để trục lợi. Ở đây, đi tới đâu, cũng thấy người dân dù là người Thượng tây bắc như Koho,Roglai hay Chàm ,Nùng, Người Việt gốc Hoa và người Kinh, đều hãnh diện về gia tộc gia đình mình khi có những người đổ dạt cao và biết phụng sự cho dân tộc. Cho nên không lạ về sự tham gia ồ ạt của cha anh ta trong mặt trận LIÊN VIỆT tức Việt Minh, một tổ chức tự phát của toàn dân không phân biệt đảng phái, suốt chín năm kháng chiến từ 1946-1954, để chống lại giặc Tây đã trở lại cưỡng chiếm VN lần thứ hai. Từ đó Bình Thuận là mật khu, chiến trường, bất kể trong nội thành Phan Thiết ngay tại ngã bảy, Chợ Lớn, Xóm Cồn, Động Làng Thiềng, Lò Heo, Bến đò Vân Thánh cho tới những cánh đồng khô cháy vì bị bỏ hoang bên hai bờ sông Quao,Ba Bào, Cẩm Hang, Mường Mán,cạnh những cánh rừng già rừng thưa của khu tam giác, Láng Thang, Láng Quý, Bà Gò, Bà Chơn, Bà Hải, Lò Thổi, Bàu Sẽ..hay nơi vùng gió cát nóng bỏng Tuy Phong, Phan Rí, Đá Chẹt giáp ranh Cà Ná,Phan Rang qua Gò Xanh, Phú Điền, Gộp, Dốc Tơ Hồng lên núi ra biển, ở đâu người dân cũng nức lòng đánh Pháp cứu nước.
Suy cho cùng, chính cái kết quả đói nghèo mà người Bình Thuận đã gánh chịu suốt bao thế kỷ qua cho tới tận ngày nay, dù được sống trong cõi tiền rừng bạc biển nhưng sự thật rừng và biển chỉ giúp cho một thiểu số làm giàu, có con cái học nước ngoài đỗ đạt cao, tiếp tục giàu và ngồi trên cao. Trong khi đó hầu hết dân chúng thì nghèo mạt rệp và chính điều này đã giúp VC rủ rê họ nhập đảng ngay từ thời Pháp thuộc. Rồi hai mươi năm triền miên chinh chiến, những người lính trận Miền Nam, xuất thân trong giới nghèo hay trung lưu lại độc hành lo chuyện dân nước, giúp cho một số khoa bảng tiếp tục bán xương máu quân dân để làm giàu nhờ buôn lậu lúa gạo, thuốc men và bán tin quốc sự cho giặc. Có đuợc làm một người lính dù thuộc các Tiểu đoàn Bộ Binh chính quy của Trung Đoàn 43 Biệt lập hay các Trung Đoàn 44,53/SD23BB hoặc KQ,TG,LLDB tăng phái hành quân. Có là người lính DPQ-NQ Bình Thuận, người Cán Bộ XDNT,Cán Bộ Xã Aáp, Cảnh Sát Dã Chiến..Tất cả mới cảm nhận được niềm đau quê hương trong chiến tranh, nỗi khổ đau cùng tận của đồng bào vùng chiến nạn , khi hành quân qua những đồi cát hoang vu của Rạng, Mũi Né,Hòn Rơm, Bầu Sen, Sông Lũy hay lang thang công tác trong cái tĩnh lặng u trầm buồn bã mông mênh của Quận Phan Lý Chàm, một miền đất có bản đồ hành chánh kỳ lạ nhất tại VNCH thời đó. Đến hành quân hay công tác vùng này, nhìn bản đồ chậm tọa độ, ai cũng muốn nổ tròng mắt vì những vị trí cóc nhẩy. Đấy là xóm Cầu Rang ở tận cực bắc tỉnh, gối đầu trên một con dốc cao lỡ lói tràn bên phía tây quốc lộ 1. Rồi lại nằm mãi tận phiá nam trong xã Ma Lâm Chàm, địa phận quận Thiện Giáo. Quận Phan Lý Chàm có huyện lỵ đóng tại Hựu An, đối diện với xã Chợ Lầu, quận Hòa Đa, mà sự quản lý hành chánh vô cùng phức tạp. Quận có xã Ma Lâm Chàm, về hành chánh thì thuộc quận nhưng an ninh lại do quận Thiện Giáo. Xả Lạc Trị hành chánh thuộc quận nhưng an ninh thuộc Tuy Phong. Xã Tịnh Mỹ và Hậu Quách, hành chánh thuộc quân nhung an ninh do Hòa Đa đảm trách và xã Phú Nhiêu hành chánh thuộc quận nhưng an ninh do quận Hải Ninh.
Bình Thuận xôi đậu là vậy, ra khỏi cửa ô huyện ly là cảm thấy bơ vơ lạc lỏng lạ cảnh lạ người không cùng lối bước, dù khi đối mặt vẫn nói chung một ngôn ngữ, cười vui hề hà nhưng sau đó có dịp thì tắc cù lính ngay, dù lính hết lòng thương và giúp đỡ họ chân thành. Trên cái vùng đất mà phần lớn là núi rừng, đồi cát và người dưng kẻ lạ, thật sự khó mà quy trách nhiệm cho bất cứ một cấp Tỉnh Trưởng nào, ngoại trừ người Tỉnh Trưởng VC nằm vùng, Trung Tá Đinh văn Đệ. Đây cũng là nơi lý tưởng của chiến thuật du kích qua cái thế đứng hai chân, chân đồng bằng, chân nông thôn có rừng núi, động cát và nằm vùng làm rào chắn tiếp tế che chở. Dùng vùng này để bao vây Phan Thiết, Huyện Lỵ, cắt đường bộ, thiết lộ, sông biển, khiến cho trục lộ cả nước bị đứt đoạn, coi như đã thành công chia cắt VNCH một lần nửa. Bình Thuận là hậu cứ của Trung Đoàn chính quy 812 miền lâu đời,luôn có nhân lực và tiếp tế đầy đủ bổ sung băng một vựa lúa Tuy Phong, Thiện Giáo, Hàm Thuận, cùng cá mực, thuốc men, vải vóc đủ mọi thứ được bọn khoa bảng, hàm hộ bất nhơn giàu sụ người Bình Thuận nhưng muôn năm ở Sài Gòn, bán lậu, cho không và chở bằng tàu thuyền, xe đò tới giao cho kinh tài VC tại trạm thu thuế số 25, hay Mũi Đèn, Quán Thùng, Hòn Rơm, Đá Chẹt. Đôi lúc người lính đã nghiến răng quên đi lòng nhân đạo trước thực tế chiến tranh, khó quá làm sao cho trọn vẹn hời giời. Đi trong lòng quê hương lúc đó thật ngao ngán, dù Rạng,Mũi Né lối đi vẫn rợp bóng dừa nhưng làng xóm xác xơ, nhà cửa thu vén gần đồn lính, hàng quán lèo tèo, chỉ lính ít thấy dân. Đường về Ma Lâm còn thảm thê hơn, khúc ngang Bình Lâm bì bầm như tương, mô đáp hàng ngày, xe lam người đi bộ lãnh mìn của bác, muôn năm.thê thảm.
.
ĐẠI TÁ NGÔ TẤN NGHĨA VÀ CÔNG CUỘC BÌNH ĐỊNH PHÁT TRIỂN BÌNH THUẬN TỪ 1969-1975:
Bình Thuận có bảy quận và tỉnh lỵ Phan Thiết nhưng tình hình an ninh trước năm 1970 rất tồi tệ. Tại Tuy Phong có nhiều vùng xôi đậu, nguy hiểm như các Aáp Bình Long (Bình Thạnh), Vĩnh Hảo( Vĩnh Hoà) và Tuy Tịnh Việt. Các Aáp Vĩnh Hảo, Tuy Tịnh Việt được bình định hoàn toàn vào năn 1967. Riêng Aáp Bình Long vì tình hình an ninh, nên vào năm 1971, Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng BT đã cho dời vào vòng đai Thị Trấn Long Hương. Trong quận Hòa Đa, thời kỳ Đại Uý Đổ quang Mẫn làm Quận/Chi khu Trưởng năm 1967, đã bình định được các Aáp Duồng (Thượng Văn), các Aáp Lâm Lộc 1,2,3 xã Phan Rí Cửa. Từ năm 1970, Đại Uý Dụng văn Đối về làm Quận/CKT/HD đã bình địng được các Aáp xôi đậu Phú Hải (Phan Rí Cửa), Liêm Bình, Long Lễ (Phan Rí Thành). Quận Phan Lý Chàm hoàn toàn không có hạ tầng cơ sở VC nên không có vùng xôi đậu. Tại Hải Ninh chỉ có Aáp Xuân Quang mất an ninh nhưng cũng được vãn hồi sau năm 1970. Quận Thiện Giáo do vị trí địa dư đặc biệt, lại tiếp cận với các mật khu có thời kỳ Việt Minh kháng Pháp như Lê Hồng Phong, Động Bà Hòe, Nam Sơn, Tam Giác, Dân chúng trong vùng ít nhiều có thân nhân nhảy núi tập kết, kháng chiến..cho nên phần lớn lãnh thổ bị coi như là vùng xôi đậu tại Long Hiệp, Hòa Vinh, Tùy Hòa, Bình Lâm, Tân An, Tân Điền..Từ năm 1972-1973, Thiếu Tá BDQ.Hồ Quang Lượng về làm Quận/CKT/TG đã bình định hết các vùng xội đậu trên, kể cả Aáp Bình Lâm là sào huyệt của du kích, chấm dứt nạn đáp mô, đào đường, giật mìn, ám sát viên chức xã ấp, mang lại an ninh hoàn toàn trên Liên tỉnh lộ 8, từ Phan Thiết đi Ma Lâm lên tới Sông Quao, Cầu Trại, Gia Bát. Quận Hải Long nói chung tình hình an ninh tốt, nhờ các Quận/CKT như Trung Tá Kiều văn Uùt, Thiếu Tá Hàng Phong Cao. Quận Hàm Thuận năm 1965 có nhiều Aáp Xã xôi đậu như Mường Mán, Phú Hội, Tường Phong, Đại Nẳm. Riêng xã Kim Bình coi như mất an ninh hoàn toàn, ngoại trừ Aáp Kim Hải vùng xôi đậu, tuy nằm sát Aáp Đức Long của Thị Xã Phan Thiết.
Khi Đại Tá Nghĩa về nhậm chức, thì lãnh thổ bị địch chiếm gần 90% và ngay tại Phan Thiết, ban ngày thuộc ta, ban đêm bị VC về hoành hành, ám sát, tấn cộng đốt phá các trụ sở Aáp Hưng Long,Phú Trinh,Đức Long, Đức Nghĩa..dù trước năm 1970, tỉnh được tăng phái 2 Trung Đoàn của SD23BB, Chi đoàn 2/8 thiết kỵ, các đơn vị thuộc SD 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ và Hải Pháo của Mỹ, cộng với lực lượng DPQ và NQ tỉnh, nhưng tình hình vẫn tồi tệ. Trong khuôn viên Tòa Hành Chánh đầy công sự phòng thủ, kẽm gai, hầm trốn đạn. Phan Thiết mà còn như vậy, thì tại các quận còn tệ hại trăm lần. Trầm trọng hơn là việc tất cả các trục giao thông trong và ngoài tỉnh đều bị tắc nghẽn. Trên quốc lộ 1, VC công khai đặt hai tram thu thuế tại số 25 và Cây Táo, khiến cho các hãng xe đò phải ngưng chạy, nên việc đi lại chỉ còn đường biển và máy bay quân sự. Hàng không VN có một chi nhánh tại Phan Thiết nhưng vì phi trường quá nhỏ, nên các chuyến bay rất hạn chế và thường là trạm chuyễn tiếp giữa Sài Gòn-Nha Trang. Việt Cộng mỗi ngày một lộng hành, ngoài việc dành dân chiếm đất, sát hại viên chức xã ấp, công khai thu thuế, còn gài mìn phá Ty Bưu Điện, Lầu nước và cho đặc công đem pháo vào đốt trong lớp học, để làm rối loạn cả chốn học đường.Tình trạng hỗn loạn trên, làm cho người dân Bình Thuận gần như không còn tin tưởng vào Chính quyền Quốc Gia lúc đó. Để vãn hồi an ninh trật tự trong tỉnh, Đại Tá Nghĩa đã triệt để áp dụng tình báo trong mọi lĩnh vực , từ quân sự cho tới tâm lý chiến, dùng phương châm “ dân vi quý”, lấy dân làm khởi điểm để nhờ vào tình báo nhân dân mà triệt hạ tất cả cơ sở hạ tầng VC đang bám vào dân. Oâng cũng đã đề ra chiến thuật 5 bước , để bình định phát triển tỉnh. Nhờ sự Tỉnh Trưởng hàng đêm tới ngủ chung với binh lính, cán bộ, nghĩa quân và đồng bào ngay tại thôn ấp, tiền đồn hiểm nguy mà chấm dứt được nạn lính ma,lính cậu và đem lại tinh thần chiến đấu cho tất cả các đơn vị DPQ+NQ đang trực diện với kẻ thù trên mọi chiến trường. Trong mặt trận chiến tranh tâm lý, Oâng cũng cho cải tổ lại những sự cố đã xảy ra làm mất lòng dân, liên hệ tới nông ngư nghiệp, ty xã hội và ngân hàng phát triển nông nghiệp. Việc Ty Cựu Chiến Binh được thành lập với công tác giúp đỡ trực tiếp các đối tượng CCB, đem tiền phát cho họ ngay tại các quận và hải đảo Phú Quý mỗi tam cá nguyệt, xây Làng Phế binh Vĩnh Thủy, cấp tiền sửa nhà..đã chấm dứt tình trạng chiếm đất bất hợp pháp của thương phế binh Bình Thuận, do một vài phần tử xấu xúi giục để trục lợi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lãnh vực quân sự như thay đổi vùng hoạt động của các đơn vị DPQ-NQ để chấm dứt nạn tình cảm hay nội tuyến. Riêng kế hoạch dùng mìn Claymore làm hàng rào ấp chiến lược lưu động, giúp các đơn vị DPQ-NQ phòng thủ đêm hữu hiệu, lại ngăn chận được sự xâm nhập của du kích về ấp hay thân nhân đem tiếp tế ra bưng bởi vướng mìn làm thiệt hại rất nhiều nhân mạng. Chiến thuật trên đã khiến các hoạt động của VC gần như khựng lại và an ninh gần như được vãn hồi ngay tại xã ấp ,kể cả những nơi như Bình Thạnh, Long Hiệp, Bình Lâm, Đại Nẳm..nhưng vùng mà VC coi như mật khu an toàn. Do trên dân chúng lần lượt hồi cư và sống yên ổn qua bảo vệ của DPQ-NQ cùng các Toán XDNT. Cũng từ đó, TK/BT không còn lo việc thiếu quân số như trước vì đã có mìn Claymore lớp trong lớp ngoài canh gác, yểm trợ cho người lính. Đơn vị đầu tiên gây chấn động và có kết quả cụ thể trong kế hoạch trên là DD238/DPQ/BT cơ hữu của Chi Khu Phan Lý Chàm, do Đại Uý Đặng Chánh Anh, làm CKT. Do những chiến công đã thu được tại Liêm Bình, Thoại Thủy,Long Lễ, Minh Mỵ..nên DD238/DPQ lúc bấy giờ do Thiếu Uý Lê văn Mùi làm DDT và Thiếu Uý Ngô Trúc Khánh là DDP, đã được Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa ,Tỉnh kiêm TKT/BT tuyên dương trước toàn thể DPQ-NQ tỉnh ngay sân cờ Toà Hành Chánh.. Ngày 1/10/1970 một buổi lễ được tổ chức tại sân cờ chi khu Hòa Đa, đón phái đoàn cố vấn Hoa Kỳ cạnh BTL/QD2. Trong dịp này, Tướng Cố vấn Trưởng Quân Đoàn đã thay mặt Chính Phủ Mỹ, gắn huy chương Lục Quân Bội Tinh cho hai sĩ quan/DPQ là Lê văn Mùi và Ngô Trúc Khánh. Cũng từ đó tới ngày 18-4-1975, kế hoạch được phát triển toàn diện tới mọi cấp trong lực lương DPQ,NQ,XDNT kể cả CSDC với mỗi người một mìn claymore tự động, khiến cho tất cả các đơn vị đều kiêu hãnh về niềm tin quyết thắng. Ngược lại, các hoạt động của VC gần như hoàn toàn tê liệt , chấm dút nạn khủng bố,kinh tài, xâm nhập, ám sát và khuyấ động biểu tình làm loạn tại Phan Thiết như cơm bữa trước năm 1970. Ngoài ra nhờ chương trình ủi quang hai bên quốc lộ 1, nên đã kiểm soát được an ninh hoàn toàn trên các trục lộ giao thông, nối lại các tuyến đường bộ với xe cộ đủ loại di chuyển nhộn nhịp ngày đêm từ ranh giới Bình Tuy ở cây số 25 ra tới cầu Đá Chẹt, tiệp cận với Cà Ná,Ninh Thuận. Từ đầu năm 1972, trước khi thi hành hiệp định ngưng bắn, hầu hết các đơn vị tăng phái cho Bình Thuận đều di chuyển đi nơi khác.

CHI KHU HÒA ĐA THÀNH CÔNG TRONG CHIẾN DỊCH BDPT : Tình hình an ninh của Hòa Đa cũng tồi tệ không thua gì quận miền núi Thiện Giáo. Hòa Đa có 5 xã, 21 ấp là Thượng Văn, Phan Rí Cửa, Pha Rí Thành,, Chợ Lầu và Lương Sơn và hầu như xã nào, ban đêm cũng bị VC về tuyên truyền và thu thuế, nên Quận không có ngân sách đài thọ lương bổng và văn phòng phẩm, ngoại trừ xã thị tứ Phan Rí Cửa, mà cũng chỉ tự túc có 25 % ngân sách. Ngay khi nhậm chức năm 1970, Đại Uý Dụng Văn Đối, Quận/Chi khu trưởng Hòa Đa, đã phân chia lãnh thổ thành 5 phân chi khu, một kế hoạch đầu tiên về sự thành lập phân chi khu trong chi khu, về sau được Bộ TTM áp dụng, trên toàn lãnh thổ VNCH. Thành phần sĩ quan được bổ nhiệm như sau : Đại Uý Chi khu phó Lê Viết Lợi, coi PCH Lương Sơn, Thiếu Uý Nguyễn Đa, trưởng ban 2 coi PCK Chợ Lầu, Trung Uý Nguyễn Nha, trưởng ban 3 coi PCK Phan Rí Thành, Trung Uý Tăng Văn Đồng, trưởng ban 5 coi PVK Phan Rí Cửa và Thiếu Uý Vai Văn Hùng, trưởng ban 1 coi PCK Thượng Văn.Lực lượng PCK gồm các Trung Đội NQ ghép lại thành Đại Đội và các Đoàn XDNT, cảnh sát và NDTV. Nhiệm vụ của Phân Chi Khu trưởng là chỉ huy trực tiếp các đơn vị trong xã ấp, để giữ gìn an ninh tại điạ phương..
Quận Trưởng Dụng Văn Đối sinh tại Bình Thuận, cựu học sinh PBC 1954-1959, SQ.Thủ Đức khóa 12, từng theo học các khóa huấn luyện Biệt động và rừng núi sình lầy tại TTHL.BDQ.Dục Mỹ, lớp tác chiến chống du kích tại Mã Lai Á. Ngoài ra còn là HLV chiến thuật tại TTHL.Vạn Kiép, nên rất có kinh nghiệm trong việc bình định phát triển và chống lại du kích chiến của VC. Tại Hòa Đa, đầu tiên Đại Uý Đối mở chiến dịch Đồng Tâm tại xã Chợ Lầu, trong đó có ấp Xuân Quang là quê hương của Thượng Tá VC Ích Dèo, Tỉnh Đội phó Tỉnh Đội Bình Thuận. Chiến dịch kéo dài 3 tháng, đã thành công trong việc triệt hạ tất cả các cơ sở hạ tầng, du kích tại địa phương. Tham dự chiến dịch, ngoài lực lượng cơ hữu của chi khu, còn có TD 61 CBCD của Trung Tá Vũ Thượng Dôn, khai quang và thiết lập vòng đai an ninh các ấp trong xã. DD296DPQ đã chạm và tiêu diệt toàn bộ DD đặc công NU của VC tại trục giao liên Bà Ghe và Lê Hồng Phong. Tiếp theo là Chiến Dịch Đồng Tiến mở ra, để bình định xã Phan Rí Cửa, bắt được nữ bí thư xã, cũng như tiêu diệt tòn bộ hạ tầng cơ sở, đem lại an ninh cho thị trấn biển. Cuối cùng là Chiến dịch Phụng Hoàng, bình định ba xã Thượng Văn, Phan Rí Thành và Lương Sơn, khai thông quốc lộ 1 từ Dồn Cây Táo tới Chợ Lầu. Chiến dịch rất qui mô với sự tham dự của Liên Đội DPQ của Thiếu Tá Nguyễn Thanh Xuân cùng các DD296 và 948 DPQ, NQ, Chi Đoàn 2/8 Thiết ky của Đại Uý Hàng Phong Cao, TD3/44/SD23BB..Chiến dịch thành công hoàn toàn và được Trung Tướng Ngô Du,tư lệnh QD2 xuống Phan Thiết, gắn lon, tưởng thưởng. Tiểu Đoàn 61 công binh từ đó có trách nhiệm khai quang và tu bổ lại quôc lộ 1 như là một phương tiện chính, không cần phải dùng không vận hay đường biển như trước kia.Từ đó chấm dứt tình trạng tị địa ban đêm của viên chức xã ấp và trên hết quận Hòa Đa đã tự túc được 100% ngân sách , mà không cần tới sự giúp đỡ của tỉnh.
Từ thành quả trên của quận Hòa Đa, tháng 11-1970, Đại Tá Nghĩa đã chỉ thị các quận khác trong tỉnh áp dụng theo kế hoạch trên. Ngày 26-3-1971, Dụng văn Đối được TT Nguyễn Văn Thiệu đặc cách Thiếu Tá.
Tóm lại chỉ trong thời gian ngắn, Đại Tá Nghĩa đã hoàn toàn bình định xong tỉnh Bình Thuận, thu phục và lấy lại lòng tin trong dân chúng trước sự an ninh toàn vẹn lãnh thổ. Nhiều người gọi đó là một phép lạ. Và cũng do tài trí đảm lược hơn người, nên nhiều lần TT Nguyễn Văn Thiệu cử làm Tư Lệnh SD23BB nhưng ông đã từ chối, ngoài ra còn xin giải ngũ vì đã ở trong quân đội quá thời gian pháp định nhưng không được chấp thuận. Một điểm quan trọng khác khi nói tới Đại Tá Nghĩa là sự dùng Người cũng như tình thương thuộc cấp. Những chuyện trong thâm cung có liên quan tới Trung Tá Hồ Đắc Nhị, Thiếu Tá Lê Văn Trung, Thiếu Tá Bác sĩ Đinh Xuân Dũng hay phó tỉnh trưởng Cao Minh Khiêm, cháu ruột của Linh mục Cao Văn Luận, đã minh chứng được tư cách cấp chỉ huy của Đại Tá Nghĩa. Sau rốt, việc ông chọn Đốc sự Phạm Ngọc Cửu làm Phó Tỉnh Trưởng HC thay Cao Minh Khiêm, là một thái độ khôn ngoan và đứng đắn, nhờ đó trong suốt thời gian qua, Phó Cửu đã phần nào cùng với Tỉnh Trưởng chia sớt và gánh vác những trách nhiệm nặng nề, trong việc bình định và phát triển tỉnh Bình Thuận.
Để thích ứng với tình hình chính trị, chống lại việc dành dân chiếm đất khi hiệp định có hiệu lực vào tháng 1/1973, Tiểu khu đã hoán chuyển Vùng các CKT/Quận như Thiếu Tá Dụng văn Đối từ Hòa Đa về Hàm Thuận, Thiếu Tá Hàng phong Cao từ Hàm Thuận đi Hải Long, Trung Tá Kiều văn Uùt từ Hải Long đi Hòa Đa. Tại Hải Ninh, Thiếu Tá Slen Cam Vo, làm quận trưởng thay Trung Tá Diệp Sắng Cảnh về làm CHT/BCH Sông Mao, Thiếu Tá Lư Thái Nhàn làm quận trưởng Phan Lý Chàm, thay Thiếu tá Đặng Chánh Anh về phòng Thanh Tra TK/BT. Hai Thiếu Tá Dụng văn Đối và Hàng Phong được Đại Tá Nghĩa đề nghị và đã có Nghị định thăng chức TRUNG TÁ từ tháng 4-1975..Cũng đổi vùng hoạt động của Tiểu Đoàn 248/DPQ từ Tuy Phong vào xã Phú Hội-Hàm Thuận, TD275/DPQ tại Thiện Giáo ra Tuy Phong thế TD248. Tiểu Đoàn 202/DPQ thay thế TD212/DPQ trấn giữ Lương Sơn và khu Lê Hồng Phong..Các Đại Đội DPQ và Liên Đội Nghĩa quân biệt lập cũng thay vùng.Nhờ sự điều động kịp thời và hợp lý trên, TK/Bình Thuận đã toàn thắng vào giờ G, khi VC đồng loạt tấn công vào 13 Aáp trong tỉnh và sau 2 ngày giao chiến, cuối cùng không một tấc đất nào lọt vài tay địch, trái lại VC đã bỏ tại Đại Nẳm 121 xác chết.
Thành công trên mọi mặt, đem lại hạnh phúc và sự thương mến của đồng bào Bình Thuận trong suốt thời gian làm Tỉnh Trưởng từ 1969-1975 nhưng Oâng chẳng những trở thành kẻ thù của VC mà còn là người không thể đội trời chung của những thành phần phá hoại, nhất là sau cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội VNCH 1971, sự đắc cử của Giáo Sư Nguyễn Quốc Biền và Quân Y Sĩ Thiếu Tá Đinh Xuân Dũng. Từ tháng 3/1975 tình hình miền Trung trở nên bi thảm khi Ban Mê Thuột thất thủ, rồi hai cuộc lui quân đảm máu của QD1 và 2 nhưng Bình Thuận vẫn yên tĩnh và giải giới được đoàn quân di tản ô hợp khi đi ngang qua Phan Thiết. Ngày 7/4/1975 Tướng Phạm văn Phú trên đường từ Nha trang về, đã ghé BCH.tiền phương của TK/BT đóng tại Lầu Ông Hoàng, Phú Hài trước khi về Sài Gòn rồi tự sát ngày 1-5-1975 khi VC cưỡng chiếm được Miền Nam VN.

5-THÁNG TƯ ĐEN 1975 TẠI BÌNH THUẬN :
Mũi Né, thời nào cũng là một vị trí chiến lược, dồi dào hải sản , con mắt dòm ngó kiểm soát và uy hiếp mặt biển đường tiếp tế từ Hà Nội vào khu Lê Hồng Phong tại Hòn Rơm, Thiện Khanh, Thiện Nghiệp..cho nên trong suốt cuộc chiến, VC luôn tìm cách chiếm lĩnh khu vực này nhưng luôn luôn bị thất bại. Mũi Né là một mũi đât nhỏ nhô ra biển, chiều dài 3km, chiều ngang chừng 1,5km, cách Phan Thiết 22 km, phía bắc là động cát trắng, nối tiếp với rừng Bình Nhơn, cây cồi thưa cằn. Trong thị trấn quận lỵ có hai xã Thạch Long, Khánh Thiện, dân chúng làm rẩy, nhưng đại đa số sống bằng nghề biển và muối mắm. Vì là cái gai cần phải nhổ, nên ngày 14-4-1953 VC dánh chiếm và làm chủ Thạch Long trong 10 ngày, sau đó bị đuổi dánh khỏi Mũi Né cho tới ngày 19-4-1975 mới mò vào khi quận lỵ đã bỏ ngỏ. Theo VC, từ sau năm 1970 qua chương trình bình định của Đại Tá Nghĩa, đã khiến các cơ sở nằm vùng cũng như bộ đội trong tỉnh lâm vào tình trạng gần như bế tắc và bị tổn thất nặng nề , trong đó phần lớn do mìn Claymore gây ra. Từ sau Phước Long thất thủ vào đầu năm 1975, tiếp theo là Ban Mê Thuột mất ngày 14-3-1975, VC Bình Thuận bắt đầu ngoi lên và phá hoại khắp nơi như đốt các cây xăng số 6,8, tấn công đồn cảnh sát Đức Long. Từ ngày 5-4-1975, Chi Khu Thiện Giáo di tản chiến thuật trên Liên tỉnh lộ 8 .Nhân dịp này, thiếu tá quận trưởng Lê văn Thông đã trốn về Sài Gòn. Tại quận Hải Long, phân chi khu Thiện Khánh, là một xã chiến lước, cửa ngỏ phía nam dẫn vào thị trấn Mũi Né. Từ năm 1973 về sau, do tình hình an ninh khả quan, nên đơn vị nồng cốt , hoạt động lâu đời tại đây là DD290DPQ/BT, của Đại Uý Sâm, đã thuyên chuyển về cây số 25, phía nam Bình Thuận-Bình Tuy, quận Hàm Thuận. Về an ninh nội địa đều do các Liên đội Nghĩa quân của các Phân chi khu đãm trách. Lãnh thổ chiến thuật của Thiện Khánh(Rạng) có chiều dài trên 7 km, kéo dài từ Đá Ông Địa phiá nam dốc Lầu Ông Hoàng, tới Cầu Thiện Nghiệp về phía bắc., với lực lượng phòng thủ gồm 5 Trung đội Nghĩa quân phụ trách, trong đó quan trọng nhất là tuyến chận mũi công tác Hồng Hải của VC, gồm có ba trung đội thường xuyên hành quân tại khu tứ giác từ Triền tới rừng Tà Quang. Tại Bình Thuận, từ đầu tháng 4-1975, gần như tràn ngập người tị nạn khắp miền Trung đổ xô về bằng đủ mọi phương tiện, đường bộ, tàu thuyền..và được Ty Xã Hội trợ cấp giúp đở tận tình. Để giải toả bớt căng thẳng trong thị xã, từ ngày 13-4-1975,Tỉnh cho thành lập tại Thiện Khánh và Thiện Nghiệp các trung tâm tiếp cư tạm thời dưới các rặng dừa và sân vận động, để chờ tàu HQ vào di tản họ tới Vũng Tàu. Do trên tình hình tại Hải Long thêm phức tạp, một phần từ những phần tử xấu như đào binh, đặc công trà trộn gây rối loạn, cũng như công khai cướp bốc tài sản của dân chúng tại địa phương. Mặt khác, bọn VC nằm vùng thừa cơ hội dậu chưa đổ, nhưng bìm đã leo khắp nơi với sự ra đời của cái gọi là ủy ban khởi nghĩa, may sẳn cờ, khẩu hiệu..và các đội tự vệ võ trang em bé quàng khăn đỏ.. Từ ngày 15-4-1975, tình hình Hải Long càng thêm nặng nề vì có nhiều đơn vi từ QD1 và 2 ngoài Trung đến đây bằng đường biển. Vì không thể để cho họ kéo về Phan Thiết, nên Quận Trưởng là Thiếu Tá Cao, đã cho lập tại Thiện Khánh một nút chận chiến lược, thanh lọc và tước bỏ vũ khí các quạn nhân di tản. Tóm lại, thì tới ngày 17-4-1975 Chi Khu Hải Long chưa loan và tất cả các đại bàng kể cả quận trưởng Hàng phong Cao vẫn có mặt , trong các vị trí phòng thủ gần như 24/24. Tại cứ điểm Phú Long trên QL1, VC tung vào D15 và 840 quyết chiếm cho được cầu để đại quân di chuyển nhưng bị sự chống trả rất mảnh liệt của các Dơn vị DPQ-NQ, trong đó có DD của Đại Uý Nguyễn Chánh Trúc, người PT, cựu học sinh PBC 1955-1963. Ngày 18-4-1975, quân đoàn 2 Bắc Việt , từ Phan Rang đã vào tới Phú Long, cho lữ đoàn xe tăng và bộ binh tiền phương, hợp lực với VC Bình Thuận nhổ chotá DPQ.BT tại Phú Long, Phước Thiện Xuân, Tân Phú Xuân bên tỉnh lộ 8. VC cũng pháo kích vào BCH1 của TKBT tại Lầu Ông Hoàng, cắt đứt đường đi Mủi Né, khiến cho đồng bào tị nạn tại Rạng, lại bồng bế đổ xô về Quận, tìm cách đào sanh . Cũng trong đêm 17-4-1975, nhờ còn túc trực tại các công sự phòng thủ, nên Nghĩa quân đã báo cho DD/DPQ của Trung Úy Lợi, rút từ Giếng Triền, qua Bầu Sen về Mũi Né, thoát được bãi mìn của Phân chi khu Thiện Khánh. Từ sáng 18-4-1975, dù chưa chạy nhưng BCH.Chi khu trong đó có Thiếu Tá Cao và Đại Uý Vương Thành, Chi Khu Phó đã xuống tàu chỉ huy..Cũng từ giờ phút đó, tình hình đã trở nên nguy ngập, vì các lộ quân Bắc Việt từ Phan Rang, Lâm Đồng tràn về, nên Tiểu Khu cho lệnh các đơn vị tuỳ tiện di tản sao cho an toàn và bằng mọi cách kiếm tàu thuyền chạy về điểm tập trung quân BT tại Vũng Tàu. Lúc này, Đại Tá Nghĩa cùng BCH cũng đã bỏ Lầu Ông Hoàng, theo đường biển rút về Thương Chánh, trong lúc đó ngoài khơi, tàu HQ qua lại đông đảo nhưng mặc dù nghe máy PRC25 kêu cứu của Tỉnh Trưởng cũng vẫn bó tay ví tàu lớn không thể nào áp sát bờ được, hơn nữa pháo VC từ bờ lại bắn ra tàu như mưa. Tính đến 9 giờ đêm ngày 18-4-1975, VC đã chiếm được TK,Toà HC và các kho trống không, vì từ đầutháng 4-1975, Đại Tá Nghĩa đã cho dời Trung Tâm Tiếp Vận Bình Thuận xuống gần bến tàu Kim Hải và trước khi di tản, Trung Tá Đối cũng đã ra lệnh đốt các kho này. Riêng nhà máy điện cũng không hoạt động được, vì Phó Cửu cũng đã cho phá trước khi di. Tuy nhiên ven Phan Thiết, vẫn còn nhiều đơn vị DPQ chống trả và tại bải Kim Hải, QLVNCH vẫn còn làm chủ cho tới hết ngày 19-4-1975. Tại Hải Long, ngày 18-4-1975 VC vẫn chưa dám bén mản tới vì còn nhiều đơn vị VNCH hiện diện, thêm vào còn có DD290/DPQ của Đại Uý Sâm, từ LOH cũng rút về Mũi Né, tìm đường ra biển. Cuối cùng trước khi VC tới Mũi Né ngày 19-4-1975, thì một chiếc xà lan đã ủi bãi tại Thạch Long, vớt hết quân nhân có mặt, đưa ra tàu HQ 505 về Vũng Tàu, cùng lúc với Đại Tá Nghĩa cũng vừa tới. bằng tàu HQ khác tại PT. Bắt đầu ngày 20-4-1975, BT coi như đã lọt vào tay Hà Nội, VC lập ra ủy ban quân quản thị xã, do thiếu tá VC Từ quảng Tuyên làm Chủ tịch, khắp nơi lập ra 16 địa điểm để các quân, công,cán,cảnhVNCH tới khai báo trình diện .
Sau ngày 7-4-1975, tình hình đã bắt đầu hổn loạn vì Ninh Thuận, Bình Thuận đã trở thành vùng hỏa tuyến. Sau này tại hải ngoại, có dịp tiếp xúc với những thẩm quyền của Bình Thuận trong phút giờ hấp hối như Đại Tá tỉnh trưởng Ngô tấn Nghĩa, ông Phạm ngọc Cửu phó tỉnh trưởng, Trung Tá Dụng văn Đối, quận trưởng Hàm Thuận và các đại úy Nguyễn chánh Trúc, DDT giữ cầu Phú Long nhưng quan trọng nhất là tự sự của Đại Úy Mai xuân Cúc, đại đội trưởng ĐĐ 948 ĐPQ là đơn vị giữ an ninh trong thị xã Phan Thiết cho tới giờ phút cuối cùng.Tóm lại không giống như nhiều tỉnh thị khác, Bình Thuận vào những giờ phút hấp hối , đã không có những trận đánh không có đại bàng như một tác giã nào đã viết trong mấy năm trước, vì tất cả đại bàng từ cấp thấp nhất như thiếu uý Phùng thế Xương phân chi khu trưởng Hòa Vinh, quận Thiện Giáo, cho tới các đại bàng cao cấp ở quận như Trung Tá Dụng văn Đối, và trên hết là đại tá tỉnh trưởng Ngô tấn Nghĩa đều không bỏ chạy. Riêng các cấp chỉ huy từ Trung Đội, Đại Dội, Tiểu Đoàn, không một ai bỏ chạy trước đêm 18-4-1975.
Sự sụp đổ nhanh chóng của QLVNCH từ khi Ban mê thuộc thất thủ, tiếp theo là cuộc di tản đẳm máu trên liên tỉnh lộ 7-B và Quân đoàn 1, cuộc lui binh tại Qui Nhơn., Quảng Ngãi..khiến cho vòng vây bao quanh Sài Gòn càng lúc càng thu hẹp. Mặt bắc, Phan Rang và Phan Thiết trở thành vùng hỏa tuyến phải đương đầu với nhiều lộ quân hùng hậu của cọng sản Bắc Việt có đầy đủ tăng, pháo hiện đại do Liên xô, Trung Cộng và các nước Động Âu trong toàn khối cọng sản quốc tế viện trợ. Trong lúc đó, VNCH đang lâm vào tuyệt lộ vì đồng minh Hoa Kỳ đã cạn tào ráo mán, rút ván qua sông, ngoài ra còn đem danh lợi cò mồi một số tướng lãnh miền nam bỏ nước ôm của chạy, khiến cho QLVNCH bốn bề thọ địch, chỉ còn chờ chết mà thôi. Ngày 4-4-1975, hai tỉnh còn lại của QD2 là Ninh Thuận và Bình Thuận được sáp nhập vào QD3 lúc đo do tướng Nguyễn văn Toàn làm tư lệnh, bổ nhiệm thiếu tướng Nguyễn vĩnh Nghi làm tư lệnh tiền phương QD3, chỉ huy mặt trận Phan Rang, vốn là quê hương của tổng thống Thiệu. Trong dịp này Phan Thiết cũng được tăng cường trung đaòn 6 và một pháo đội thuộc SD 2 BB vừa di tản từ Quãng Ngải vào Bình Tuy. Tại Phan Thiết, thời gian này đã giao tranh ác liệt với Trung đoàn 812 chính quy và các tiểu đoàn địa phương VC, nhưng đã giữ vửng được phòng tuyến nhờ sự yểm trợ của phi pháo và hỏa pháo VNCH. Ngày 16-4-1975 mặt trận Phan Rang tan vở, các tướng lảnh Nghi, Sang, đại tá Nguyễn thu Lương và nhiều sĩ quan cao cấp khác của VNCH bị bắt làm tù binh. Từ đó Bình Thuận là chiến tuyến về hướng tây bắc, phiá nam Bình Tuy vẫn còn nhưng đường bộ bị bít vì giao tranh long trời lở đất đang nổ tung tại Xuân Lộc , Long Khánh từ ngày 9 cho tới 14/4/1975.
Vào ngày 2/4/1975, đại đội 948 ĐPQ đang đóng tại Ấp Hiệp Hòa, xã Chợ Lầu , quận Hòa Đa thì được lệnh Trung tá quận trưởng Kiều văn Út theo chỉ thị của P3 TK , về tăng cường thị xã Phan Thiết. nhưng đóng quân tại trường nông lâm súc Phú Long , bảo vệ Trung đội pháo binh đóng gần cầu đang yểm trợ hỏa pháo cho chi khu Thiện Giáo. Ngày 3-4-1975, đoàn di tản từ Nha Trang-Đà Lạt về trong đó có đủ mọi quân binh chủng kể luôn trường võ bị quốc gia , nổ súng bắn loạn xạ làm cho dân chúng sợ hãi và trước khi ra đi đã cướp bốc cũng như đốt chợ lớn Phan Thiết được xây dựng từ năm 1899. Lúc này tại khu vực Phú Long và các vùng lân cận, ngoài ĐĐ 948 của ĐU Cúc từ Hòa Đa về tăng cường, còn có DD 283 DPQ của DU Nguyễn văn Ba giữ Tuỳ Hòa, DD 3/TD 249 DPQ của DU Hòa phụ trách xã Hòa Vinh, nên tình hình an ninh cũng khả quan, ngoài các vụ pháo kích, bắn sẽ vào ban đêm mà thôi. Vào ngày 15-4 75 chi khu Thiện giáo tại huyện ly Ma Lâm được lệnh di tản chiến thuật vì không chịu nổi đại pháo 130 ly của VC, TD230/DPQ của Đại Uy Mai Vi Thành và TDP là Đại Uý Trần Đăng Thiệt, cũng rút về cố thủ Phan Thiết. Ngày 16-4-75 lại thêm một đoàn quân xa đông đảo gồm đủ mọi thứ binh chủng như Dù, BDQ, Sư đoàn 2 BB, DPQ..từ Phan Rang cũng qua cầu Phú Long, để di tản về Sài Gòn sau khi Ninh Thuận mất. Lúc này tình hình trong thị xã Phan Thiết đã bắt đầu hổn loạn, nhiều gia đình kể cả công chức đã cuốn gói ra đi bằng thủy lộ, trong phố hầu như chỉ còn lại người nghèo không có phương tiện đào sanh, các hàng cột đèn không có chân và lính, cảnh sát, XHNT ở lại mà thôi. Từ ngày 10/4/75 DĐ948 DPQ của DU Cúc đổi vùng, di chuyển về đóng cạnh căn cứ của Duyên đoàn 28 HQ sát cửa Thương Chánh thuộc ấp Vĩnh Phú, để bảo vệ cho BCH hành quân của Trung tá Trì, TKP/TKBT. Lúc đó đại tá Nghĩa cho thành lập hai BCH hành quân, BCH chánh do ông trực tiếp điều động toàn bộ lực lượng DPQ-NQ đóng tại Lầu ông Hoàng, còn TKP làm việc với các phòng 2,3 hành quân. Cũng trong ngày , DU Cúc nhận lệnh trực tiếp từ Đại tá Nghĩa, dẫn DD 948 DPQ biệt phái cho yêu khu châu thành tại trại Đinh công Tráng của Thiếu tá Cư, trước sân vận động Quang Trung, nằm kế một phân đội YTQC sát trường Trung học tư thục Bạch Vân và Dân y viện Phan Thiết. Lúc này VC đã pháo kích nhiều hỏa tiển 122 ly vào phố, các khu vực quanh TK và Toà hành chánh thường hứng đạn. Sở dĩ VC bắn rất chính xác vì tiền sát viên của chúng là bọn nằm vùng , một tên giả làm ngư ông câu cá dươi chân cầu Phan Thiết, tên khác là cận vệ của Đại tá Nghĩa, một tên làm tuỳ phái cho tòa hành chánh..
Theo Cúc, thì Phan Thiết lúc đó hầu như chỉ còn có lính mà thôi, DD 948 DPQ phòng thủ ấp Đại Tài, DD 206 trinh sát tỉnh của DU Lê văn Trò giữ xã Tường Phong, kế đồn Trinh Tường, xa hơn có Tiểu đoàn 202 DPQ do DU Nguyễn văn Hoàng, thế thiếu tá Bính làm XLTV tiểu đoàn trưởng, đóng tại Phú Hội và vùng giáp ranh với Đại Nẳm. Trên liên tỉnh lộ 8, tiểu đoàn 275 DPQ bao vùng từ cầu Bến Lội , xã Lại An trên quốc lộ 1, qua tới các ấp Tân An, Tân Điền trên đường Phan Thiết-Ma Lâm. Về phiá nam giao cho một DD/DPQ và một Liên đội NQ giữ cổng chữ Y, bảo vệ các ấp Kim Hải, Bình Tú và Đức Long. Trong phố, phần an ninh được giao cho các đơn vị NQ và NDTV do Thiếu tá Nguyễn thanh Hải, xã trưởng xã châu thành Phan Thiết chỉ huy. Tại BCH Cảnh Sát Bình Thuận nằm trên đường Cao Thắng, phía sau CLB sĩ quan và TTTV, là phần phòng thủ của một tiểu đoàn CSDC do Trung tá trưởng ty, Phan Trần Bảo điều động. Tại QYV Đoàn mạnh Hoạch không có đơn vị nào tăng phái bảo vệ, chỉ còn các quân nhân cơ hửu do y sĩ đại uý Lê bá Dũng và trung úy Công, SQ /CTCT của Đơn vị chỉ huy. Cũng theo lời Đại uý Mai xuân Cúc hiện ở Hoa Kỳ, một nhân chứng thật của Bình Thuận trong lúc đó, thì vị thiếu tá CHT.QYV.Đoàn mạnh Hoạch đã di tản chiến thuật về Sài Gòn từ đầu tháng 4/1975 khi Bình Thuận đang bước vào giờ thứ 25 định mệnh. Trong ngày 17/4/75, VC pháo kích ban ngày lẫn đêm, một vài quả bích kích pháo và hỏa tiển rơi rớt quanh các khu quân sự, trước tiểu đội quân cảnh điều tra tư pháp và ty bưu điện , thành phố thật sự đã chết, nhà nhà caì chặt cửa, chen chúc chui rúc dưới các hố tránh đạn thô sơ làm bằng bao cát mua ngoài chợ. Nơi nơi im vắng nảo nùng ngoại trừ khu vực cồn chà Đức Thắng vẫn còn hoạt động tấp nập vì ai cũng chạy.
Giờ N đã tới lúc 17 h 30 chiều ngày 18-4-1975, phòng tuyến Phú Long vỡ nhưng cầu không phá kịp, tuy nhiên phía bên khu vực Phước Thiện Xuân, An Hải, kể cả Hải Long, Lầu ông Hoàng vẫn chưa vở tuyến, đại tá Nghĩa cùng BCH vẫn đủ giờ di chuyển về cữa thương chánh, trong lúc ngoài khơi có hằng hà tàu chiến của hải quân VNCH nhưng không làm gí được vì tàu lớn không áp sát ven bờ được, hơn nửa sợ pháo kích như đã từng xãy ra ở Qui Nhơn, Phan Rang, Cà Ná..Bên Quốc lộ 1, doàn âm binh của cọng sản Bắc việt với tăng, pháo và hàng hàng lớp lớp cán binh cở lộ quân, chừng mấy chục ngàn người, aò aò hơn sóng cuộn cuồng phong di chuyển khắp các nẽo đường phố thị. Tất cả các phòng tuyến DPQ và NQ gần như bị đè bẹp trước đạn súng tối tân của Nga Hoa. Tại phòng tuyến ở Đại Tài, DU Cúc nhận được lệnh từ Thiếu Tá Cư, yêu khu trưởng trên máy PRC 25 cho biết VC đã chiếm được Tòa hành chánh, Tiểu khu, nên Bình Thuận coi như đã mất , DD 948 của Cúc được lệnh vượt sông Cà Ty để di tản về Bình Tuy. Nửa đêm rạng sáng ngày 19/4/75, đại đội tới được xóm đạo Văn Lâm, từ đó lần về quận đường Hàm Thuận, mới biết Trung tá Dụng văn Đối chi khu trưởng cùng đại uý Lê viết Lợi chi khu phó , cũng đã nhận được lệnh di tản. Đêm khuya thật là buồn, cả đại đội phần đói khát thêm lạnh run vì quần áo ướt sủng nước khi lội qua sông, nên tạm bố trí tại ngả hai Phú Lâm vào lúc 2 giớ sáng, để rồi khi tiếng gà đầu vừa cất thì mọi người cũng choàng dậy , băng quốc lộ 1, đi ngược về hướng Phú Khánh, Bình Tú để xuống bến tàu cạnh phi trường đợi hải quân vào rước theo lệnh của TKBT. Trong đêm 18/4/75, qua máy truyền tin vẫn còn liên lạc 24/24, DU Cúc biết được Thiếu tá Cư yếu khu trưởng châu thành cùng Trung tá Trí đã xuống được thuyền của Duyên đoàn 28 HQ. Theo Điệp Mỹ Linh trong tác phẩm “ HQ.VNCH ra khơi năm 1975 “ thì giữa lúc khói đạn mịt mùng, tàu HQ 505 nghe tiếng cầu cứu của Đại tá Nghĩa trong máy PRC 25 nhưng bất lực, tuy nhiên như lời ông Phạm ngọc Cửu phó tỉnh trưởng, thì đại tá cuối cùng nhờ được một ghe đánh cá đưa ra tàu lớn và đã rớt xuống biển khi hai chiếc va chạm, cũng may mọi người cứu ông kịp thời. Rồi một chiếc trực thăng đã đưa Đại Tá Nghĩa và Đại Uý Đặng Vũ Đàng Trưởng Phòng 2 TK/BT về Bà Rịa-Vũng Tàu, để chuẩn bị phương tiện đón các đơn vị còn lại của TK/Bình Thuận di tản về Nam. Sáng ngày 19-4-75 tuy cọng sản đã làm chủ Phan Thiết nhưng khu vực bến tàu thuộc ấp Kim Hải, phía sau QYV Đoàn mạnh Hoạch và phi trường vẫn còn thuộc quyền kiểm soát của QLVNCH, trên bải có đầy lính đủ mọi quân binh chủng, từ Dù, SD2, BDQ tại mặt trận Phan Rang còn đọng lại, cho tới các đơn vị DPQ-NQ tỉnh. Cũng trong ngày 19-4-75, một chiếc L19 của KQ/VNCH bay trên thành phố, kêu gọi các lực lượng DPQ-NQ đang bị thất lạc, phải tìm cách xuống bến tàu để được lực lượng Hải quân V2 Duyên hải cứu vớt đem về Nam. Một phi tuần F.5 có nhiệm vụ dội bom phá sập ba cây cầu trên dòng sông Mường Mán , hầu ngăn cản bước tiến quân của cộng quân nhưng đánh lạc vào ngả tư quốc tế, làm hư hại một vài căn nhà trên đường Gia Long, Ngô sĩ Liên và Nguyễn tri Phương. Cuối cùng nhờ kỷ luật và bình tỉnh, tất cả các quân nhân mọi binh chủng có mặt trên bải biển Bình Tú vào lúc 10 giờ sáng ngày 19-4-75 đều được vớt. Lúc đó thủy triều đang xuống nên đoàn tàu lớn phải đậu xa bờ hơn nữa cây số . Tuy nhiên nhờ những chiếc tàu đổ bộ LCM nên tất cả các đơn vị kể cả chi đoàn TQV thuộc thiết đoàn 8 kỵ binh hành quân tại Phan Thiết, cũng được theo tàu về nam, ngoại trừ một chiếc bị chìm tại bải Vĩnh Phú. Tóm lại đoàn tàu hại quân thuộc BCH vùng 2 duyên hải đã hoàn thành nhiệm vụ , chở hơn 3000 quân nhân các cấp thuộc DPQ-NQ Bình thuận trong đó có DD 948 DPQ của DU Mai xuân Cúc, cùng các lưc lượng Dù, BDQ, SD2BB và mọi quân binh chủng tham chiến tại Phan thiết-Phan Rang trong những giớ phút hấp hối ngày 19-4-1975, đoàn tàu HQ đã cặp bến Vũng Tàu an toàn lúc 3 giờ sáng ngày 20-4-1975 và các đơn vị lại được đại tá Ngô tấn Nghĩa tiếp rước hướng dẫn , vào trú đóng tại Doanh trại củ của Trung doàn 43 /SD18BB ở Bà Rịa, cùng góp phần tham chiến với các đơn vị bạn tại đây cho tới ngày tàn cuộc.
+CUỘC LUI QUÂN CỦA TRUNG TÁ DỤNG VĂN ĐỐI :
Trong những giờ phút cuối cùng, lực lượng DPQ+NQ của Quận Hàm Thuận đã được tổ chức thành chiến đoàn, gồm có Tiểu Đoàn 275 của Thiếu Tá Trịnh Văn Bình đóng tại Phú Hội, Tiểu Đoàn 229 của Thiếu Tá Tiến, làm lực lượng trừ bị cho chi khu, đóng tại Bình Tú, đầu phi trường Phan Thiết, TD này trước khi di tản vào tháng 4/1975, thuộc Liên Đoàn DPQ.Bắc Bình Thuận của Đại Tá Lại Văn Khuy, đóng tại Sông Mao.Tiểu Đoàn Tân Lập gồm DD785 của Đại Uý Tích đóng tại Mường Mán, DD288 của Đại Uý Mai văn Sáu, đóng tại cua Bà Phán, DD237 cyủa Đại Uý Tuấn, đóng tại số 25, DD296 của Đại Uý Ngư, nguyên là DD cơ hữu của Chi Khu Hòa Đa đổi vùng và là DD cơ hữu của quận Hàm Thuận.Các Trung Đội Nghĩa Quân cũng ghép lại thành Đại Đội để xử dụng.

Lúc 8 giờ 30 đêm 18 rạng ngày 19-4-1975, SQ truyền tin Chi Khu là Trung Uý Minh (em vợ Thiếu tá Trực, TP/TT/TKBT), nhận lệnh phá hủy đặc lệnh truyền tin, kể cả máy móc, để chuẩn bị chạy, vì lúc đó BCH/TK cũng đã lên tàu HQ đậu ngoài biển Phan Thiết, nhưng Trung Tá Đối không cho phá và bảo chờ lệnh. Lúc 10 giờ 45 cùng đêm, chiếc Hỏa Long của SD3KQ có nhiệm vụ bao vùng Bình Thuận, báo cáo với Chiến Đoàn Trưởng Hàm Thuận, là máy bay sẽ ngưng hoạt động, vì bị trúng đạn phòng không của VC. Theo lệnh của Tiểu Khu BT, Chiến Đoàn Hàm Thuận tổ chức lui quân, gồm 3 cánh, TD 275 của Thiếu Tá Bình, rút theo hướng Nam dọc theo thiết lộ về Bình Tuy. Tiểu Đoàn 229 của Thiếu Tá Tiến, rút dọc theo quốc lộ 1 cũng về Bình Tuy. Tiểu Đoàn tân lập do các đại đội kết họp, làm thành phần bảo vệ BCH.Chiến Đoàn, di chuyển hai bên Quốc Lộ 1, cánh quân này do Đại Uý Lê Viết Lợi, Chi Khu Phó, chỉ huy. Đi theo chi khu Hàm Thuận, còn có các viên chức xã ấp, nhân dân tự vệ và các đơn vị Nghĩa Quân.

Lúc 12 giờ trưa ngày 20/4/1974, các đơn vị đã tới Long Hải, tỉnh Bà Rịa và được Thiếu Tá Trị, Trưởng Phòng 3/TK/BT ra đón về Trung Tâm Quốc Gia Vạn Kiếp, Bà Rịa để sáp nhập vào các đơn vị của SD 22BB, đã di tản từ Qui Nhơn vào, do tướng Phan Đình Niệm chỉ huy, tăng cường cho TK.Long An từ ngày 21-4-1975. Như vậy, trong những ngày cuối cùng QLVNCH đã có hai cuộc lui binh thành công, một tại bến tàu Kim Hải, Phan Thiết do BCHV2DH thực hiện ,vớt DPQ-NQ-BT và nhiều quân binh chủng tham dự trận Phan Rang, cuộc lui binh thứ hai bằng đường bộ từ Long Khánh về Phước Tuy của SD18BB và các đơn vị do Thiếu Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy.

Những ngày cuối cùng của tháng tư đen 1975, các đơn vị DPQ+NQ Bình Thuận, từ Phan Thiết di tản về Bà Rịa, vẫn do Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa chỉ huy, mặc dù Đại Bàng lớn là Đại Tá Nguyễn Duy Tạo, Thị Trưởng Vũng Tàu chỉ huy tổng quát các binh chủng. Chiều 29-4-1975, Dương văn Minh bổ nhiệm Vĩnh Lộc làm Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, thay thế Cao Văn Viên đã chạy. Do đó Vĩnh Lộc đã phong Đại Tá Nguyễn Khắc Tuân làm Chánh Văn Phòng, đồng thời chỉ thị cho Nguyễn Văn Toàn, đem máy bay xuống Bà Rịa, chở Đại Tá Nghĩa về trình diện Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng rồi sáng 30-4-1974, Vĩnh Lộc lặng lẽ theo Đổ Ngọc Nhận dông êm, bỏ lại Đại Tá Nguyễn Khắc Tuân, đi tù VC và chết thảm tại biên giới Việt Bắc, còn Đại Tá Nghĩa nếu không lanh chân, trốn xuống miền tây để vượt biên sang Thái Lan, thì số phận cũng giống như Lê Dược bị bắt từ Sài Gòn, đem về phanh thây trước vườn hoa Phan Thiết. Riêng các đại bàng Bình Thuận, có mặt tại Bà Rịa cho tới giờ phút cuối cùng là Thiếu Tá Phan Sang (Bốn bên), Thiếu Tá Tiến (TDT 229), Thiếu Tá Bình (TDT275), Đại Uý Quý (TDT249), Đại Uý Huỳnh văn Hoàng (TDT202), Đại Uý Nguyễn Văn Ba (DDT/DD283), Đại Uý Mai Xuân Cúc (DDT/ĐĐ948), Đại Úy Trần Đăng Thiệt (TDP/TD230), Đại Úy Thông Ngộ (DDT/TD230). Riêng DD206 Trinh Sát Tỉnh, lúc đầu do Đại Úy Lê Văn Trò chỉ huy nhưng từ 25-4-1975, Trò về Sài Gòn tìm gia đình, nên giao lại cho DDP là Đại Uý Hùng và những ngày cuối cùng, DD đã anh dũng chiến đấu tại Bà Rịa, nhiều sĩ quan cũng binh sĩ trong Đại Đội chết và bị thương rất nhiều. Tóm lại 3000 quân Bình Thuận vào Bà Rịa, trấn đóng khắp nơi, kể cả giữ cầu Cỏ Mây trên QL15. Chiều 30-4-1975, khi Dương Văn Minh bắt rả ngũ, một số Sĩ quan đã bị VC hốt chở về Long Khánh, sau đó sĩ quan Bình Thuận, cùng với SQ thuộc SD 5 và 18BB, đồng tù khắp miền biên giới Lào-Hoa-Việt, kể cả trại tù Thanh Cầm, Thanh Hoá có tên súc sinh Bùi Đình Thi, đang bị đuổi về VC.. Quan và lính Bình Thuận như thế, mà dám viết ‘Trận Đánh Không Có Đại Bàng ‘?
Ngày nay lịch sử đã sang trang, nhiều người một thời Bình Thuận-Phan Thiết đầu trần chân đất, nay nhờ cơ hội ngàn năm du học bằng ghe chài, trở thành khoa bảng, mang hàm kỷ sư, bác sĩ, nhà văn nhớn, thi sĩ, hội trưởng..đã như quên hết lớp muối mặn còn bám trong da thịt, để xếp hàng làm ông bà này nọ. Họ đâu có biết về những ngày lao đao lận đao lận đận của Bình Thuận, của số phận những người đứng đầu súng làm bia cho họ chạy như Đại Tá Nghĩa, Phó Cửu và toàn thể các cấp chỉ huy quân, cán chính địa phương, lấy máu và lệ mắt làm ghe chài đưa họ tới bờ du học và làm giàu, làm ông bà, hội trưởng, nhà báo hôm nay.

Hãy dành một chút lòng nhân, một chút danh dự cuả cha mẹ, một chút tự trong của con người, để hướng về quê hương miền biển mặn, mà khóc cho quê hương yêu dấu đang chìm đắm trong vũng bùn ô nhục của VC, dù chúng đang cố sơn phết và được bọn việt gian Bình Thuận cổ võ qua báo chí, mang lưới internet để mời về làm ăn, làm giàu và làm dịp lớn khoe cái danh ba đồng tại hải ngoại.

Rồi nghìn năm sau đó, có ai nghĩ như ta, để viết về nghìn năm trước, đã có những anh hùng, liệt nữ, từng đi qua những con đường Bình Thuận đầy máu lệ, suốt ba thế kỷ thăng trầm.




LỜI KẾT TẠM,

Nhớ Phan Thiết-Bình Thuận để nguôi phần nào nổi nhớ quê hương trong tâm tưởng. Có nhớ mới được dịp tâm tình với bạn bè, cây cỏ, núi sông một thời tuổi sống. Nhiều chuyện nhớ cứ tưởng là huyền thoại mà là sự thật. Thương nhất có lẽ là câu chuyện của Linh Mục Joe Delvelin, đã bỏ hết đời mình cho tình người. Những giờ phút cuối cùng tại Phan Thiết, khi cái cột đèn còn muốn nhổ trụ để chạy qua Mỹ đổi đời, thì chính vị tu sĩ nhân ái này chỉ muốn ở lại Phan Thiết, để sống cùng những người Việt khốn khổ, đã cùng với Ông trốn thoát cảnh cáp duồn năm nao, về lây lất tại trại tạm cư Bình Tú. Đến nỗi người Mỹ phải bắt cóc đem lên máy bay, mới chịu bỏ Phan Thiết, bỏ đồng bào mà đi.

Những năm trước 1975, Bình Thuận đả được Mỹ Nhật ghé mắt nhiều lần vì Vàng và Dầu. Vàng nằm trong những chiếc tàu bị đắm thời thế chiến 2, còn dầu thì đầy ven bờ Phan Thiết. Nhưng dầu và vàng buổi đó vẫn không phải là quốc sách chiến lược, để Hoa Kỳ thay đổi kế hoạch giúp đỡ VNCH tồn tại. Câu chuyện khôi hài trên, để người Bình Thuận nhớ mà cười về cái sự quê tôi vốn là miềm biển bạc rừng vàng. Vì cái biển bạc rừng vàng của quê tôi, bao đời chỉ riêng ai, chứ muôn năm người Bình Thuận cứ đói nghèo hận nhục bởi kiếp đời hạ bạc.

Cuối cùng chỉ còn biết cám ơn quê hương, cám ơn sông núi, cám ơn tình đời đã cho những ngày đáng sống, cám ơn Phan Thiết đã dạy cho ta tình tự quê hương và biết nhớ, biết thương, biết nuôi nấng một niềm tin sắt đá về buổi trùng phùng trên miền biển mặn, trong một tương lai rất gần.

Ai có thay đổi, nghìn năm Phan Thiết vẫn còn đó.

Tháng 3 năm 2004

MỤC LỤC

Cảm Tạ

Lời Giới Thiếu của Giáo Sư Lê Khắc Anh Vũ
Tâm Tình của Tác Giả

CHƯƠNG MỘT – Ba Thế Kỷ Nối Dài Từ Chiêm Thành
1-Những Giao Cảm Của Lưu Dân 7
2-Dân Đại Việt Trên Đất Chiêm Thành 14
3-Chúa Nguyễn-Nhà Tây Sơn 22
4-Các Vị Chúa Nguyễn 31
5-Nhà Nguyễn 1802-1945 52
CHƯƠNG HAI : Chiêm Thành, Thực Chất và HT
1-Ranh Giới Nước Chiêm Thành 101
2-Chiêm Thành Tự Làm Vong Quốc 107
3-Đất Và Người Chiêm Thành 117
4-Mẫu Hệ Chàm 132
5-Nền Văn Hóa Chiêm Thành 137
6-Những Bí Ẩn Tháp Chàm 160
7-Những Lễ Hội Của Người Chàm 175
8-Sự Liên Hệ Giữa Người Chàm và 189
9-Huyền Thoại Cuộc Tình Chế Mân-HT 203
CHƯƠNG BA : Từ Nguyễn Tất Thành tới Trường DT
1-Nguyễn Thông 212
2-Nguyễn Tất Thành-Trường Dục Thanh 239
3-Huyền Thoại Cứu Nước 265
4-Nguyễn Tất Thanh, con người trăm mặt 298
5-Huyền Thoại Chín Năm Cứu Nước VM 326
6-Bình Thuận, Chín Năm Kháng Pháp 346
CHƯƠNG BỐN : Bình Thuận Qua ba Thế Kỷ
1-Bình Thuận, qua DNNTC 382
2-Bình Thuận, Xưa Và Nay 397
3-Người Bình Thuận Trước Nghịch Cảnh 404
4-Bình Thuân, qua địa bạ triều 437
6-Tỉnh Bình Thuận ngày nay 449
CHƯƠNG NĂM : Qua Những Nẻo Đường Bình Thuận
1-Phú Quý 468
2-Tuy Phong 491
3-Bắc Bình 501
4-Hàm Thuận Bắc 513
5-Hàm Thuận Nam 519
6-Hàm Tân 529
7-Tánh Linh 533
8-Đức Linh 536
CHƯƠNG SÁU : Phan Thiết Trong Tâm Tư Người Ly Xứ
1-Từ Hamulithit tới Phan Thiết 552
2-Phan Thiết, qua di tích và lịch sử 563
3-Lòng Tin Thầy Chúa 585
4-Hát Bả Trạo và Lệ Cúng Ông Nam Hải 596
5-Bản Chèo Của Lê Ngọc Yến 613
6-Phật Dào Và Đạo Thiên Chúa BT 660
CHƯƠNG BẢY :Thăm Lại Đường Xưa Lối Cũ BT-PT
1-Ba Trăm Năm Nghề Biển 687
2-Hương Vị Phan Thành 703
3-Tiếng Vọng Ngày Qua 712
4-Nhân Vật Chí – Xưa và Nay 739
5-Hậu Duệ Bình Thuận 777
6-Các Hội Thân Hữu Bình Thuận 784
CHƯƠNG TÁM : Bình Thuận, Những Năm Tháng Ly Loạn
1-Các Đời Tỉnh trưởng 804
2-Những Chiến Sĩ Biệt Chính Đoàn 807
3-Tiểu Khu Bình Thuận 825
4-Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa 836
5-Tháng Tư Đen 1975 tại Bình Thuận 847

Lời Kết Tạm


Mục Lục

Tài Liệu Tham Khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Hình Ảnh Bản Đồ, sao lục trích mượn của các tác giả trong và ngoài nước.

Đại Nam Nhất Thống Chí
Đại Nam Thực Lục Chính Biên
Đại Nam Liệt Truyện
Lê Hương, Lê Quang Nghiêm, Lê Hữu Lể
Quân Sử của Bộ TTM/QLVNCH
Chánh Đạo, VN Niên Biểu Nhân Vật Chí, Hồ Chí Minh..
Chương Thâu, Phan Bội Châu
Tạ Chí Đại Trường
Đào Duy Anh
Đoàn Thêm
Nghiêm Kế Tổ
VNSL của Trần Trọng Kim
Ngô Sĩ Liên
Nguyễn Khắc Ngữ
Nguyễn Thế Anh
Nguyễn Văn Huy
Pham Văn Sơn
Phan Khoang

Cùng nhiều tài liệu trích trong Đặc San BT của Trần Phụng Đình, Thu Nhi, Nguyễn Thị Phát, Nhất Uyên, Tiếp Sĩ Trường, Sao Mai, Lê Khắc Anh Vũ, Nguyễn Thanh Tùng, Dụng Văn Đối, Ngô Tấn Nghĩa, Mai Xuân Cúc.
Điạ Bạ Bình Thuận của Nguyễn Đình Đẩu..