Hăm ba cá chép vể Trời, Cá rô ở lại chịu đời đắng cay..
Hăm ba tháng chạp, người VN cúng đưa ông Táo về Trời, báo hiệu
những ngày Tết Âm lịch bắt đầu.
Theo Đức Phật, nhu cầu đầu tiên sống còn của con người chính
là ăn uống. Thần thoại Hy Lạp cũng tôn vinh vị nữ thần lửa Hestia, chị cả của
thần Zeus. Á đông có Táo quân; Việt Nam,Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... đều
có; tuy việc thờ cúng, sự tích, tên gọi, giới tính có khác nhau cho từng nước từng
vùng. Hàn Quốc có nữ thần bếp Jowangshin, hiện thân là bát nước lạnh tinh khiết
đặt trên bàn thờ được thay nước mỗi ngày bởi một người phụ nữ trong gia đình.
Nhật Bản lại là nam thần Daikokuten, khuôn mặt phúng phính luôn cười tươi, tượng
trưng luôn cho cả sự thịnh vượng may mắn. Các nước Á đông thường bị chi phối bởi
các nền văn hóa phồn thực, lúa nước và đa thần; nên sự tích thờ cúng Táo quân
cũng hết sức phong phú đa dạng. Nếu Táo quân Trung Quốc 1 ông 2 bà, thì VN lại
1 bà 2 ông. Nếu Táo VN cưởi cá chép vàng về Trời, thì Táo TQ cưởi bạch mã
(không phải là thái tử Long vương theo phò Tam Tạng đâu nhá). Chỉ có cái chung
là chuyện vợ chồng nhà các Táo, hết sức dân giã đời thường lại mang chút kịch
tính lãng mạn trước khi chuyển thể thành Thần, chứng kiến đủ kịch bản hỉ nộ ái ố
tham sân si của gia chủ, im lặng chờ đợi cuối năm lên báo ông Trời cho bỏ ghét.
Một chuyện nữa về Táo VN đang tranh cải, Táo có bận quần hay không? Có ý kiến
GS NLD cho rằng do ông Táo không lo nghĩ lo ăn lo mặc gì hết nên chẳng cần lo bận
quần. Theo tôi trật lất, tại sao không cởi luôn cả áo để đở tốn vải tốn giấy.
Do gia đình Táo kéo nhau về Trời tâu bẩm lung tung, cho nên gia
chủ phải biết ninh lấy lòng. Người miền Bắc nấu chè cốt (nếp), cho Táo dính bẩy,
miền Nam “thèo lèo cứt chuột” cho dính răng. Rồi tiền bạc, quần áo, nón giày, cả
phi thuyền như cá chép, ngựa trắng, cò chim... phải thật đầy đủ. Giờ giấc cũng
rãi đều cho đở nghẹt xe, miền Bắc cúng tiển từ khuya đến sáng, miền Nam lại từ
trưa đến tối. Phan Thiết, nhớ những năm xưa, người dân biển ưa cúng theo con nước
lớn, mùa bấc gió lên sóng lên nước lên vào xế trưa. Mẹ thường nhờ tôi chạy ra bờ
sông đường Trưng Trắc, nhìn con nước, về báo lại để Mẹ thắp nhang đốt vàng bạc đồ
nghề lỉnh kỉnh kịp đưa ông Táo sớm về Trời. Gió mùa Đông Bắc rít từng cơn làm mấy
ngọn dừa lẻ loi nghiêng ngã, nước sông Cà Ty xanh thẩm màu rong cuồn cuộn chảy
vào, ghe tàu neo đậu đầy sông sơn phết treo cờ ăn Tết, nhà nhà bày biện nhang
đèn lần lượt tiển đưa ông bà Táo, một hai chiếc xe đò vụt qua ráng vội... Cảnh
yên ắng thanh bình những ngày Tết xưa, khó quên trong đầu.
Mấy Táo như mấy bạn cũng phải đi phải về. Lên Trời, Táo rất
sung, cả năm không nói năng gì với ai được mà lại phải nghe chuyện than thở nói
xấu người khác của mấy bà , lở bực mình tâu nhỏ Ngọc Hoàng là rối ngay đội hình,
con người ở kiếp trần gian độ này khá mỏng manh như giọt nắng bên thềm, không
khéo làm ma đói trong tù như chơi. Cán bộ nhà ta đang sợ chiêu này lắm. Trời thật
lạnh mà người người vẫn chen nhau thả cá chép xuống các ao hồ Hà Nội đông nghẹt
(xem thêm báo mạng, biết thêm tin... để
mà tức cho vui mấy ngày xuân). Thả cá còn được vừa rẻ vừa lấy may, chứ thả
thiên nga đen, mắc tiền, bọn học giả trí thức đang rình nói bậy. Mười hai con
thiên nga ra hồ Hoàn Kiếm, chứng khoán mất ngay 12 tỷ đô la, Hoàn Kiếm chỉ là
nơi linh thiêng dành cho vua Lý trả lại kiếm cho cụ rùa già cô độc (buồn quá đã
chết mấy năm trước), nuôi mấy con vật ngoại lai tung tăng sao được. Giàu lên bất
ngờ, tin chuyện liêu trai, tâm linh dữ lắm.
Năm nay, giao thừa vẫn còn chương trình các Táo lên chầu Ngọc
Hoàng, tâu lại mấy chuyện cười muốn đứt ruột ở trần gian. Chuyện cô hoa hậu NA lấy
mủi giả ra rồi mà vẫn có vương miện, ban giám khảo đòi hoài không thèm trả, làm
gì được nhau. Chuyện cụ giáo sư PH, tửng tửng còn hơn thiếu úy Thọ, thế nào
cũng có trên màn hình TV đêm giao thừa cho mà xem. Thật ra, nhiều đứa nó muốn,
người mẫu hoa hậu càng nhiều càng tốt để cũng có đủ chuông rè đi đánh xứ người,
có giải gì tổ chức ở đâu, VN cũng góp người góp đoàn đông đủ, mấy em càng ẹ
càng tốt, miễn phong bì càng dày, đố chúng biết VN hay Cambodia. Hoa hậu dỏm
cũng có hạng để mang về, nhưng giáo sư dỏm thì khó quá. Mới đây, tờ Times
Higher Education xếp hạng 350 trường đại học Á châu, không thấy tên trường nào
của VN, dù số lượng giáo sư ở VN không kém Mỹ. Năm 2014, VN đã có 24.000 TS, gấp
5 Nhật và 10 Do Thái. Rất tiếc, đào tạo và phong hàm nhanh chỉ để làm màu thay
thế cha ông nắm quyền giữ ghế mà thôi, 85% TS không rành tiếng Anh và không hề tham
gia giảng dạy. Đến ông già BH cũng từng là hiệu phó một trường đại học có tiếng
ở thủ đô nghìn năm văn vật hay ăn vặt gì đó. Đến bà bộ trưởng bộ YT, nhờ công đàm
phán mua thuốc ngoại giá mắc ngút trời, được bọn cò thuốc chạy cho danh hiệu viện
sỹ Pháp quốc, cái cớ chúng nó phong học hàm giáo sư VN. Thôi đành phải an ủi vậy,
vận nước, do số trời chứ không phải tại số của mình. Mấy bà chửa chồng yên tâm,
vẫn còn cơ hội đi thi. Cả cụ Thiện hoa hậu, cứ hy vọng.
Đưa tiễn ông bà Táo được 2 ngày về Trời thì đã phải tìm cho
ra đường Huyền Trân công chúa cạnh vườn Tao Đàn, uống cà phê ăn sáng tiễn vợ chồng
Phi Vân giao thừa về Mỹ. Vào quán, cảm giác thoáng mát dễ chịu như đang ở trong
một công viên rừng, không gian trãi rộng trên vạt đất hoa viên bao quanh dinh Độc
Lập, khép kín sau bờ tường cao vút cách ly sinh hoạt thành phố bên ngoài, ít
người SG biết đến nhưng lúc nào cũng chật kín đông nghẹt khách quen. Chồng Phi
Vân hiền thật, nếu bên này chọn Thức thì bên đó phải bình bầu cho Tân. Cười nhẹ,
ít nói, chỉ lẻo đẻo theo chụp hình cho bà xã và các bạn. Tôi rất quý mấy ông xã
như vậy, tuổi xế chiều rồi mà mình vẫn chưa thuộc bài, rừng không thể có 2 cọp,
dù cho khác giống. Cuối năm, chờ bạn hơi
mệt. HB hẹn 7 giờ, trời lạnh ngũ nướng đến nơi hơn 8 giờ, vậy mà chỉ một mình
MQ. Gọi điện thoại, người không biết, người bận, người không thèm bắt máy. Phải
nói khéo với Phi Vân, lúc này mấy bạn mình hay lãng trí, cả bà chủ vựa nghêu sò
ốc hến. Có Minh B từ Tam Hiệp về, có Dũng từ Bình Chánh lên, rồi Mộng Quyên Ngọc
Sương, Hồng Tường, Đình Pháp, quá vui rồi. Nhìn cô bé nhà hàng nhờ chụp hình
chung cho cả đám bạn, mà HT cứ thắc mắc nhìn chỗ nào. Cuối năm, lại biết thêm
chuyện 72 có một nàng hoa hậu xứ người. Thầm nghĩ, nếu mấy bà nổi cơn đi thi hết,
chắc Trump cũng không đủ vương miện. Nhìn những cây bằng lăng cổ thụ, cành rễ
lòng thòng, ngạo nghễ còn sót lại quanh ngọn đồi dinh Độc Lập, chợt nao nao, thấy
giống hệt từng người bạn 72 tuổi sắp xế chiều.
Đợt này, anh Tân chồng Phi Vân hứa, sẽ về. Lại nhớ các bạn vừa
đi, cả những bạn chưa về...
Phạm Sanh, 72PBC