Thursday, September 28, 2017

Vietnam War dưới cái nhìn của 1 CHS/PBC72

1970
Những hình ảnh thời chiến tranh trên quê hương vẫn còn in sâu đậm trong trí tôi , tưởng đã quên và lui về quá khứ nhưng  phim  The Vietnam War đã khơi lại ký ức trong tôi . Âm thanh vẫn còn nghe  vang vọng từ những va chạm rất đa dạng  có lúc lên cường độ thật  cao cũng có lúc chùng xuống  nhỏ dần như tiếng vỗ tay của một bàn tay. The clap of one hand  ,  .The sound of silence. ..the vision was printed in my brain , people talking not speaking, hearing but not listening. .(Simon and Garfunkel ). Ken Burns cho thấy quân đội Mỹ của chánh quyền L.B.J đã âm thầm đổ bộ ĐN mà  không thông báo cho chánh phủ Ông  Phan Huy Quát (Bà PHQ và gia đình định cư ở Úc và đã qua đời ). Chỉ đợi đến gần bãi đáp  mới gởi cho Ông một bản đồ khoanh vùng chỉ nơi quân đội Mỹ sẽ đóng quân . Tôi nghĩ có lẽ những tấm bandrolls chào mừng Welcome  những người lính Mỹ được  làm vội vã , còn  phải  huy động nhanh  những cô nữ sinh các trường Trung Học,  duyên dáng trong những  chiếc áo dài trắng  tươi cười  choàng vòng hoa cho lính Mỹ vừa  đổ bộ. 56,000 TQLC đặt chân đến Đà Nẵng.
Sau này một trung uý TQLC viết sách  có đoạn ghi lại cảm tưởng khi đại đội của Ông vừa đặt chân đến  ĐN và  đã được  gởi ngay lên Pleiku. Tác phẩm của Ông là một best seller.  Cô đơn trên vùng đất lạ, đêm tối đen , gió lạnh, tiếng xào xạc của đám  cỏ voi, những tràng đạn liên thanh bắn cầm canh trong đêm từ những người đồng đội gác đêm , Nằm trong công sự nhìn  những đường lửa đạn đạo nối tiếp nhau trong đêm tối đen như mực. Sợ. Một người dân cũng có thể giết anh theo lời người ta nói trong quân trường  và anh  rất  hoang mang về kẻ thù,không biết ai bạn, ai thù, ai thường dân .....Đọc mà thấy rất thương cảm cho người lính xa quê hương, xa nhà đến vùng đất lạ  ở tuổi 19, 20.
 
Tâm trạng nhìn về kẻ thù cũng  giống như tâm trạng  một người lính Úc cùng trang lứa  được đưa đến  VN trên con tàu  tàu HMS Sydney. Tàu đến VT. anh nhìn thấy VC đang   bán Coca Cola và những miếng khóm pineapples trên bãi biển. Vì trong quân trường  huấn luyện người ta nói VC là những người mặc pyjamas đen, đội nón lá.

Chiến trường vẫn xảy ra ác liệt. Tướng Westmoland và McNamara xin thêm quân mặc dù có những  báo cáo  kết quả  rất khả quan trên các mặt trận .Thêm  những người lính Mỹ  nhập ngũ từ khắp mọi miền đất nước   Năm 1966  đã có hơn 400,000 quân nhân Mỹ hiện diện ở VN. Người ta nói đến kết quả của chiến trường,  dựa theo  số thương vong của ta và địch theo tỉ lệ ratio. Vì dụ  20:2 Địch chết 20 ta chết 2 vậy là thằng. Body counts, Tim và diệt,  seek and kill, search and kill . Trên báo chí VN thời đó,kết quả cũng. dựa theo công thức này nhưng thêm số vũ khi cá nhân hay cộng đồng tịch thu được. Có ngày bên ta hoàn toàn vô sự hoặc thiệt hại không đáng kể. Một thằng bạn tếu lâm sửa lại  "không dám kể ".
 Ông McNamara trước kia là một CEO của một công ty xe hơi lớn trước khi là BTQP , một footage cho thấy Ông ngồi đọc báo cáo seek and kill và một người nói những báo cáo này có ghi được tâm tình của  bao nhiêu người dân hướng về chính quyền?
    
Thời gian này chúng tôi tuổi hãy còn nhỏ,  thật là hồn nhiên , ngây thơ.  Buổi trưa cùng mấy thằng  bạn trong xóm trốn ngủ trưa, gặp nhau  ở trại cây chú MB .cởi truồng cả đám tắm sông. Có  ĐQT(tennis ),S(nhà cổ ) , M ( đóng guốc ),Q (tiệm giày ),T (đóng giày ) MXS (nhà may )LHL (hớt tóc )CT (nhà sách ). ...Rồi xếp những cây đòn gỗ tròn rất  nặng lại với nhau trên đất , ngồi trên  tấm gỗ lớn đặt  lên trên,ôm eo nhau  chơi đi xe 10 bánh, đẩy tấm gỗ trượt trên những đòn gỗ cho chạy xuống nước làm bắn nước tung tóe  (giống như chơi  rolling coaster trên đất ).Giờ đây có đứa đã  ra đi vĩnh viễn. 
Đường SG - PT đắp mô nhiều hơn  thì tiếng xẻ gỗ của những trại đóng ghe càng ngày càng kéo dài đến đêm. Một người đứng trên khúc gỗ lớn ,một đầu gỗ  dựng  cao lên  trên  cái đòn gỗ kê cao trên "con ngựa gỗ " , một người ngồi dưới,cả hai  kéo cây cưa rất lớn theo những  lằn  mực đen  bấm trên thớt  gỗ  . Có khi mấy đứa chơi nghịch bắt con cá thòi lòi hay con còng bỏ vô cái quần đùi dây rút đang lộng gió như con diều thùng của một bác thợ cưa đang ngủ trưa .Chạy! !  
Trại đóng ghe của chú MB trước phòng ngủ Hải Thiên , chú Chín T trước nhà tôi , chú BT phía trên Cồn Cỏ, buổi sáng hoạt động rộn ràng. Những hàng quán bán đồ ăn sáng nhiều thêm. Khói của những miếng  gỗ vụn đốt cháy để lấy sức nóng  uốn cong những tấm ván dài, bề rộng lớn lớn theo hình dạng cái be ghe, bay tỏa mùi hương   trong không khí buổi sáng trong xó.  . Tiếng đục  đẽo, tiếng nện những cây chốt bằng gỗ vào be ghe kết nổi với sườn ghe , tiếng khoang tay bằng cái khoang vận hành  như kéo cây  đờn cò   Những người thợ máy bận rộn  lắp đặt máy tàu hiệu  Yanmar, Kubota, Rail. ".hai lốc xanh ",ba lốc đầu bạc "..Để sau này những tiếng này tuy  không hiểu  là gì nhưng làm người vượt biển yên tâm khi người chủ ghe hứa hẹn " đi bằng  ghe 3 lốc đầu bạt " (bạc c hay t ?)Bên vườn bông lớn có  những sợi dây neo rất lớn,cột vào những cái trụ xi măng dọc bờ sông neo những  chiếc "ghe"  chở hàng có trọng tải lớn  từ SG về PT hay ngược lại,  như ghe Hồng Sanh và vài chiếc khác neo đậu nơi đây  không nhớ tên. Đường bộ không còn an toàn. 
Những quân nhân Mỹ bắt đầu xuất hiện trên đường phố GL. Theo đó  dịch vụ dành cho quân đội Mỹ như dịch vụ giặt ủi  quần áo  lính nở rộ như nấm . ủi hồ có li  (starch pressing , ply) . Từ cổng chữ Y trên đường TQCap sang đường NHoang  đều có những tiệm này. Vỉa hè có những xạp nhỏ nhỏ bán đồ Mỹ, kem đánh răng Col, ate, shave cream, kẹo chocolate M&M, kẹo sinh gôm mùi mint hay quế  ,thuốc lá rời  Half and Half,Seventy Nine  hút pipe,   thuốc lá đủ loại, có những hộp nhỏ 4 hay 6 điếu gì đó,  ration C,những thùng trái  peach,trái cherry đỏ  in syrup. ..Mua quân áo Mỹ viện trợ thì ghé hàng di cư năm trên đường Minh Mạng trong chợ. . Báo chí nói đến những anh hùng trên xa lộ Biên Hoà đuổi theo những xe hàng chở đồ PX, một người hay nhiều người chạy xe Honda,người ngồi phía sau  đu lên xe, chờ đến một nơi vắng thích hợp, đẩy đạp những kiện hàng này xuống . Cũng có người làm giàu nhờ đấu thầu rác Mỹ. Một người kể lại, anh  có miếng đất rộng ở VT. Xe rác cứ chở vào đây .Mà đâu phải rác,  đó là xe chở những đồ dùng còn hạn nhưng vẫn được nói là hết hạn date   để tuôn ra đây. Johnny Walker mà  làm sao hết hạn, nhiều đến nổi phải mướn người dỡ  hàng xuống. Rượu rơi xuống đất, bể, phải  giẩm trên rượu mà đi, mùi rượu   thơm lừng. Cũng có thế mua những chiếc xe Jeep mới toanh để làm quà cho mấy" thầy" hầu  để được yên ổn làm ăn. Tiễn bỏ vô xe Jeep mang đi chơi  không cần biết bao nhiêu,  lái về SG  chơi với mấy "thầy ".Tiền như vô tận ,xài như nước, bi nhiêu là bi, .Tưởng như vô tận. Thế mà nó vẫn hết. Năm 75 anh  đủ tiền đóng một chiếc ghe đi thắng đến Darwin, Bắc Úc. Làm việc cật lực mua được vài cân nhà. Nay ở một mình, lấy shipping container làm nhà. Không còn lại gì. "Nếu không có đọc kinh Phật và nghe thuyết pháp từ băng dĩa tôi đã chết từ lâu "anh nói và rất bằng lòng với đời sống hiện nay. 
Ken Burns cho thấy một năm chính phủ Mỹ mắt 2 tỷ dollars tiền chợ đen hàng PX.
Sờ -nách ba  xuất hiện trên đường  THĐ, một cái bar bảng hiệu  Hàng Dương  ở cổng xe lửa đường NH. Mấy đứa trẻ đánh giầy có đất sống. Boom boom? OK Salem? No sweat. Tiếng Mỹ nghe ngoài phố. Bà Chồn tên một cái động (brothel)của chị em ta nỗi tiếng của khách làng chơi .  Lính Mỹ tìm mua cocaine trong những tube nhựa trắng trong ,làm "phí hành gia" để giảm sự căng thắng sau những cuộc hành quân? Vì bất đồng ngôn ngữ nên cũng có va chạm giữa lính Mỹ và quân nhân VN. Một lần anh lính Mỹ trẻ  lái xe  GMC tung sập nhà người trong xóm  .Thấy người ta bu  xung quanh đồng quá  anh phải bỏ chạy thôi. MP, quân cảnh Mỹ rất dữ, tough, hai người còng một anh lính Mỹ lang thang trên đường GL,liệng lên xe Jeep như liệng một món hàng không giá trị.
Cơ quan MACV đóng ở khách sạn Hồng Hương  trên đường THĐ ,một số nhân viên dân sự mướn nhà trong thành phố. Lính Mỹ hành quân chở trên GMC đi ngang thành phố , có thiết giáp M 48 yểm trợ rất hùng hậu. Người ta giúp vui tổ chúc những buổi văn nghệ ở các căn cứ Mỹ như ở Căn, núi Tá Dôn  với ban nhạc và ca sĩ địa phường nhưng phải có những vũ nữ múa sexy từ SG ra.
Rồi chiến tranh vào thành phố. ....
Tuổi đang lớn khoảng thời gian từ 1954 đến 1972, chiến tranh hình như  không ảnh hưởng, tác động nhiều đến đời sống, sinh hoạt hay học tập của chúng tôi. đường bộ PT đi SG thông suốt, có tiếng còi tàu từ sân ga PT trong đêm. Có người xem khoảng thời gian 54, 55, 56 là thời gian thanh bình nhất Có lẽ do hai miền còn bận rộn cho chuyện tập kết ra Bắc, quân đội Pháp rút khỏi miền Nam, chánh phủ mới N Đ D được tổ chức hình thành trong 300 ngày. Có tổng tuyển cứ. Nhưng điều này đã không xảy ra ra  sau hai năm. Cà Mau là nơi tập kết lớn nhất. Trường học, bệnh viện, chợ được xây dụng gấp rút, Cả hai miền đeo găng chờ round kể tiếp. Xứ uý Nam Kỳ LD xuống tàu tập kết, giữa dòng được ca nô chở vô lại. 
Ba tôi có mua chiếc xe chở khách đi SG từ lúc nào tôi không biết rõ. Hai đèn pha phía trước xe to như hai trái dưa hấu, phía trên mặt đèn sơn vàng một phần có lẽ  để tránh  bớt chói mắt cho  những người tài xế của những chiếc xe chạy ngược chiều. Không như bây giờ tài xế muốn  điều chỉnh đền  pha  (beam light) chỉ cần bật  trên cần gần tay lái. Buổi sáng chú  Năm C. Khởi động xe bằng cái tay quay manivelle. Thấy mà thương. Bằng xe nhà, một làn gia đình và một số bà con  tổ chúc đi thăm  anh tôi đang làm việc ở Bộ chỉ huy hải quân ở Cầu Đá Nha Trang, dịp này tôi được thưởng thức phở gà nổi tiếng ở Chụt, thăm Hái Học Viện. Nghe nói Ông NCK đến đây ăn phở gà bằng trực thăng. Buổi tối gia đình đi ăn cơm chay ở tiệm   của Bà Phán B. một người bạn của má tôi từ nhỏ, theo chồng làm việc ở đây. Tiệm khá lớn, khách đông, đèn neon sáng choang. Khi ông Phán về hưu, gia dinh Bà trở  về lại PT, xây căn nhà lầu trong xóm. Bà thích làm việc và cũng muốn kiếm thêm thu nhập, Bà mở hàng cơm chay trong chợ ai cũng khen ngon. Anh T. là đại uý, Chị L. là giáo viên thỉnh thoảng giúp Bà ở chợ. Đến ngày nhìn Bà trở về từ kính tế mới mà lòng thấy buồn, xót xa. Căn nhà lầu trong xóm của bà còn đó nhưng thuộc về ai đó. Má tôi xếp gọn những bộ đồ cũ bỏ trong bao  gởi cho Bà mang theo lên trên đó để  có mà bận.
Anh tôi gia nhập hải quân  lúc  tôi chưa sinh ra. Cuốn album gia đính bằng gỗ có "lacqué" hình một thiếu nữ mặc áo dài đứng bên cây dừa, trong đó có  hình ảnh của trận lụt năm Thìn (1952) ở PT, những kiosks cất  ở khoảng đất bây giờ là vườn bông nhỏ, nước ngập mấp mé đến nóc. Một biển nước trên phố Gia Long. Tôi nhìn thấy tấm hình trắng đen đường viền cắt  hình răng cưa .Hình do một tiệm hình cắt  bằng  một loại kéo  hay có bàn cắt đặc biệt khi đem đến tráng phim  rửa phim .Hình  anh tôi đứng  với  một người bạn mặc quân phục màu trắng, quần Short,  trường hải quân Cap St-Jacques, Vũng Tàu. Khi anh tôi giải ngũ sau một thời gian từ NT đổi về làm việc ở Bộ Tư lệnh hải quân ở bến Bạch Đằng. Anh về  làm trưởng ty Xã hội Phan thiết,trên đường Trần hưng Đạo, thay thế anh An (anh An  rất nghệ sĩ, còn nhớ những đêm nhạc thính phòng được tổ chúc tại đây). Không biết có phải người bạn của anh tôi là người  trong hình  hay không mà khi một tàu chiến ghé qua PT, cập cảng ở Đức long, cảng này do quân đội Mỹ xây dựng  để tàu Mỹ cập bến   chở  hàng tiếp liệu cho những căn cứ Mỹ ở Bình Thuận. Dịp này tôi được lên tàu với anh tôi.Hai người nói chuyện trong phòng riêng của Hạm trưởng còn tôi được một anh thủy thủ dẫn đi vòng vòng xem tàu. Ấn tượng nhất là được theo anh thủy thủ  trèo lên đài quan sát thật cao được gọi  là lồng (chim) cu  . Lúc về ông hạm trưởng tặng tôi một chiếc áo phao mới toanh còn trong bao chưa cắt chỉ.
Cái áo phao này design cho những pháo thủ trên tàu. Mang áo phao đi tắm biển Thương Chánh vài lần thấy không thích hợp vì nặng, nóng không bơi đ, ợc. Không xài được, tôi bỏ nó trên tấm đan sau nhà. Vậy mà sau bao nhiêu năm nó cũng còn đó, mục rấ  trở thành tổ 'nóng 'cho mấy con chuột, tôi nhìn thấy lại trong lần về thăm nhà.    
Chưa tốt nghiệp trung học ,chúng tôi chứng kiến những việc đã xảy ra năm 1963 rồi Mậu Thân năm 1968...
Nhìn quân nhân Mỹ, Úc đến VN ở tuổi 18, 19 nhìn lại mình ở tuổi này. .

John F. Kennedy là vị tổng thống theo đạo công giáo  (Roman catholic) đầu tiên của nước Mỹ. Ông NĐD được Hồng y người Mỹ Spellman giới thiệu  cho Ông Kennedy. Một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra giữa Ông và vua Bảo Đại, với chiến thắng vượt trội  (slide victory) ông NĐD trở thành TT  của nền đệ nhất cộng hoà. Người Mỹ trợ giúp viện trợ cũng như gởi  các chuyên viên như Lonsdale sang để giúp  thành lập guồng máy chính quyền và phát triển quân đội theo cách Mỹ . Những người Bắc tin đồ Thiên Chúa Giáo di cư vào Nam là lực lượng hậu thuẫn  mà Ông đặt hết niềm tin vào đây.
Một ngày trước Phật Đản năm nào, ba tôi và tôi ngồi trước hiên nhà hóng mát . Bỗng một chiếc xe Jeep sơn   màu xanh  trắng  (trong  clip Ken Burns  chiểu loại xe mà cần cẩu  đưa xuống từ  tàu hàng viện trợ, vài trăm chiếc xe này dành cho cảnh sát) thắng lại đậu trước nhà.  Chú M.  quay cửa kính xe xuống nói với ba tôi đem cất cờ P G đi , chánh quyền cấm . Anh kể tôi chỉ vừa trước đó luôn lá cờ P G vô cây tầm vong để  đưa lá cờ ra bên ngoài và dùng dây cột chắt lại. Một lồng đèn giấy  xếp có  hình chiếc nón lá  bao lấy một bóng đèn điện treo từ mái ngói xuống. Một dây điện  dài  nối liên tiếp nhiều bóng  đèn 6volts , loại bóng nhỏ dùng cho đèn pile,  mắc ngang cửa chính. Thế là anh kể tôi phải xếp lại tất cả   đưa vô trong nhà. 
Trong xóm nhà nào treo cờ P G  đều bị bắt buộc như vậy.  Tín tức cho biết có sự bạo động xảy ra ở đài phát thanh Huế  (chỉ nghe nói lại sau này). Chú HDĐ, một người đã được nhắc tới nhiều trong giai đoạn này vì Chú là người Cần Lao. Những tin đồn nhiều người  bị bắt bỏ bao bố liệng xuống sông thủ tiêu. Một không khi rất nặng nề ở thành phố. Đã có phản ứng bằng hành động  Tăng  Ni, đoàn sinh gia đình Phật tử PT xuống đường và ngồi  dài dài trên đường ĐK đến tận trụ sở ấp Đức Nghĩa. Biếu tình ngày càng lang rộng, đình công bãi thị. Anh LG đứng trên mui một chiếc xe lam trên tay cầm micro vận động, kêu gọi đồng bào  bà con Phật từ ủng hộ cuộc đấu tranh, đang tập trung. rất đông ở khoảng trống trước nhà hàng Nam Thạnh Lầu. Thầy Thiều, võ sư, dạy những thế võ tự vệ  cho nhiều thanh niên đoàn sinh  Phật tử nhằm bảo vệ chùa Tỉnh hội Phật Học. Sau cuộc tự thiêu của Hoà thượng TQĐ ở SG là cuộc tự thiêu của thầy TNH tại đài chiến sĩ PT. Ken Burns cho thấy cảnh đàn áp biểu tình ở SG dữ dội, rồi clip về đảo chánh với xe tăng, lính dù tấn công trong đó có cảnh dinh Gia Long đầy vết đạn. 
Má tôi nghe tin anh tôi trên đường về nhà  từ Bộ tư lệnh Hải quân đã bị bắt. Nhưng đó là sự bắt lầm nên được thả ra sau đó. Kho xong nồi cá  nục, má dẫn tôi đi SG. Tôi nhớ được đi vòng quanh SG bằng Taxi vào buổi chiều. Bác tài mở cái sunroof cho tôi đứng lên xem, tôi nhớ hình ảnh dinh GL loang lỗ vết đạn như trong footage  sau cuộc đảo chánh 1/11/1963 . Ông Diệm và Ông Nhu đều bị giết chết.  Bà NĐN đang ở LA được báo chí phỏng vấn, nghe bà dùng chữ babecued (nướng thịt) và cách  phát âm rất điệu và nghe trong đó có sự  chế diễu,thay vi nói tự thiêu  (set on fire)
Nhiều người Úc còn  rất nhớ hình ảnh Hoà thượng TQĐ  tự thiêu. Một người Úc về VN rất sớm có cho tôi tấm ảnh chụp chiếc xe chở HT TQĐ để lại ở chùa Từ Đàm. Một ban nhạc Mỹ dùng hình  này in hình   bìa một album  record. Một lần tôi đi taxi trên  đường P Đ P ở SG ngang qua tượng mới của  HT TQĐ ,thấy gần đó có tấm bảng in PCCC, tôi hỏi anh tài xế, anh ta  nói giọng Quãng,  cũng thích "già "chuyện, tếu, chữ viết tắt đó là gì . Câu trả lời rất gọn Phòng Cháy Cho Cháy. Một sự trùng hợp không chủ ý.
Câu chuyện không dừng ở đó. Con gái của Bà Nhu NĐLT chết trong một tai nạn xe hơi ở Mỹ , một người con gái khác làm việc cho tòa thánh Vatican bị một xe bus (?)tung vào chiếc Vespa của cô  đang lái trên xa lộ làm cô ta thiệt mạng. Ông TVC đại sứ VNCH tại Anh Quốc,là  ba của Bà  trách Bà tại sao đối xử với các nhà sư P G như vậy. Sau này Ông bị người con trai bệnh tâm thần đâm chết. Bà Nhu đã  qua đời ở Rome. Một bi kịch của một gia đình quyền thế.
Chú M. phải trốn tránh, bị truy lùng, sống theo những người đi kinh tế mới trốn về SG, đêm ngủ trên vỉa hè.
Chú HDĐ bị tù đầy. Chú là ba của Trung bạn học lớp nhất A trường tiểu học Nam  Phan Thiết. Trung đi Thủ Đức không biết bây giờ ra sao. 
Tiếp theo sau đó là những cuộc chỉnh lý của tướng NK. , rồi biểu tinh  về hiến chương Vũng Tàu. ...
Sự kiện cách mạng 1/11/1963  đã gây chia rẻ VN sâu rộng cho mãi đến ngày hôm nay vẫn còn. 
Sở dĩ tôi nói nhiều về anh tôi bởi vì đi đâu anh cũng cho đi theo. ..chỉ hai anh em. ..nên được thấy nhiều việc xảy ra khi còn nhỏ. 
9/30/2017
 1960 đến 1970
Ken Burns cho xem footage của  những trận đánh mở đầu của MTGPMN . Trận Ấp Bắc, trận Bình Giả. VC xem chừng  đã mạnh lên và có đủ sức mạnh đối đầu với quân đội VNCH. Trung Tá Paul Vann một cố vấn Mỹ của Quân đoàn 3 có lời nhận xét  rất tiêu cục về tính hình chiến sự. (Declassified files) Ken và Lynn không nói về chiến thuật "phóng lao " và  "bủa lưới "nhằm đối đầu với chiến thuật trục thăng vận .   Một người lính của MTGPMN nói nếu Mỹ không đưa quân vào năm 65, chúng tôi đã có mặt ở SG năm 66.  
Sau cái chết của hai  Ông Diệm và Nhu, khoảng 3 tháng sau  TT J.F.K bị ám sát tại Dallas. TT L.B.J tuyên thệ khẩn cấp trên  phi cơ Air Force 1. Nước Mỹ càng phân hoá. Phong trào phản chiến rục rịch nổ lớn. Mục sư Martin  Luther King, nghị sĩ Bob Kenedy bị ám sát. Chính trị  Nước Mỹ trong giai đoạn ảm  đạm, rối ren . Thời gian này bài hát The  Sound of Silence được viết bởi Garfunkel bày tỏ sự thất vọng bên ngoài nhưng bên trong là  sự cuồng nộ .
  Hello darkness, my old friend 
I've come to talk with you again 
Because a vision softly creeping 
Left its seeds while I was sleeping.
Bài hát tôi rất thích không ngờ được Ken Burns chọn làm nhạc nền trong phim.  
Tín tức xóm trên xóm dưới   về những người bạn của  anh tôi  thế hệ sinh năm 1944 lần lượt ra đi. Anh Q. ở ĐT là người tôi nghe tin đầu tiên , anh tốt nghiệp trường VBĐL. Tôi còn nhớ quan tài và bàn thờ quàn trong một nhà lều rộng đã được dọn dẹp rất sạch sẽ.  Không lâu sau  đó đến anh Tr. anh là người "xóm học " rất hiền, nhìn dáng thư sinh  vui  vẻ. Má anh người trong Nam ra PT lập nghiệp  Bà thường mặc bộ đồ lụa,ở  cổ đeo một vòng hạt cấm thạch rất đẹp và sang. Bà khóc nhiều lắm ngày anh mất sau khi ra trường VBĐL không bao lâu. Rồi anh Đ.  người bạn học cùng xóm từ nhỏ với anh tôi . Nhớ những lần ghe nhà anh đánh lưới  về đầy  cá nục. Đèn manchon thắp sáng cả đêm để  gỡ cá . Má anh một người chất phát hiền lành chịu khó, hấp cá nục cuốn bánh tráng cho anh và những người bạn ăn đêm. Anh đi Đồng Đế và tử trận không bao lâu từ ngày ra trường . Má anh khóc xỉu lên xỉu xuống có lẻ Bà thương anh  nhiều lắm vì anh là người trong nhà được đi học.   Anh S.  nhà bên hông trường tiểu học ĐT cũng ra đi. 
Anh Th. nhà bên đường NH phía   trong hẻm phòng ngủ Trần Nam Hương(? )chủ nhân là ông già câu cá ngồi trên chiếc xuồng con bé tí teo  trên sông Cà Ty. Anh thường ghé nhà tôi chơi . Anh T h tử trận trên miền cao nguyên  Anh S. ở ĐT. Một viên đạn vô tình đã giết chết  anh bên đài Chiến Sĩ trong lúc về phép kẹt lại năm Tết Mậu Thân. Anh là sĩ quan pháo bình BĐQ .Anh bày cho tôi cách nhớ những công thức lượng giác tìm Sin,Cos,Tg, Cotg đến giờ tôi vẫn không quên. 

Tìm Sin lấy đổi chia huyền 
Cos thi hai cạnh kề huyền chia nhau 
Còn Tang ta hãy tính sau 
Đổi trên kề dưới chia nhau thấy liền. 
Hay ngắn hơn, , lấy chữ đầu đ = cạnh đổi  trong chữ đi học và chữ đoàn kết. k= cạnh kề 

Sin đi học 
Cosin không đi học 
Tang đoàn kết 
Cotang kết đoàn. 

Trong tiếng Anh cũng  có bày cách nhớ nhưng tôi nhớ đến anh nhiều hơn. Mỗi lần anh ghé nhà chơi là mỗi lần nhà đầy tiếng cười. 
Bạn của anh tôi còn nhiều người trong quán đội để lại trong tôi hình ảnh khó quên. Anh K.  Nhà anh bên ĐTT, một vỏ sư, sĩ quan LH. Anh kể cho nhà nghe một lần nhảy toán bên Lào, đồng đội lạc mất, một mình tìm đường trở về, ghé qua những buôn làng người Thái như chuyện đường rừng. Lần cuối anh kẹt lại lúc về thăm nhà nằm Mậu Thân . Ngồi bên hiên nhà xem C 130, máy bay Dakota thả trái sáng với những tràng đạn liên thanh,những viên đạn lửa  tạo những đường đứt khúc giữa trời  (tracer) Tiếng súng tạo âm thanh nghe như tiếng bò rống. Từ đó  Không nghe tin tức bây giờ anh ra sao? Anh R. giải thích cái đồng hồ rotomatic và waterproof của anh. Anh kêu tôi bỏ cái đồng hồ vô mái nước sau nhà xem đồng hồ có bị  hư không. 
Một người lính Mỹ gốc Nhật thuật lại câu chuyện khi một người lính bên bưu chính đến nhà một quân nhân tử trận ở VN. báo tin cho gia đính ba má anh biết . người cha  rất đỗi bàng hoàng ,không tin ông đưa lá thư ông vừa nhận được của người con gởi về. Một lời giải thích khi lá thư được gởi đi là lúc cơn ông tử trận. 
Chị nữ quân nhân truyền tin ở sát bên nhà tôi  e dè bước vào nhà trong lúc gia đình đang ngồi ở bộ salon kê giữa nhà. Cũng một tin buồn làm chúng tôi hụt hẫn nhất là mà tôi. Chị cho biết anh tôi tử trận tối hôm qua ở TĐ.
Người ta càng dùng lý trí để tìm ý nghĩa,sự thắng bại trong  cuộc chiến người ta chỉ tìm thấy sự bất nhẫn vô nhân đạo trong chiến tranh. Có nòng súng nào gọi là nòng súng nhân đạo?

10/3/2017
 

Vừa viết được mấy hàng  lại được tin thảm sát ở Las Vegas . Một  người đàn ông một mình  đã bắn chết 58 người và làm bị thương hơn 200 người khác . Nguyện cầu lính hồn  những người chết oan ức  được sớm về cõi vĩnh hằng và những người không may bị thương tích sớm bình phục. Những thân nhân của những nạn nhận và mọi người  mong giữ  được tâm bình an. 
....người ta bồng bế nhau chạy trốn. ..
Có tiếng súng nổ xa xa đâu trên miệt Thiện Giáo, Xung Phong, Đại Nẩm ,Tuỳ Hoà, Phước Thiện Xuân,Phú Long. ???.. ..Đạn pháo binh nghe rõ từ căn cứ hoả lực Đồn Trinh Tường trong  đêm giao thừa Tết Mậu Thân  .Lúc nhỏ tôi thường đi bộ  lên đây với mẩy đứa bạn cùng xóm  mua thuốc bồi của đạn pháo về làm hoả tiễn  chơi. Tụi trên này bán thuốc đạn  đếm từng viên. Và còn  một loại nữa như tờ giấy mỏng pelure màu vàng, cắt  hình vuông  đóng tập kiểu  post - ít - note.  Viên thuốc bồi nhỏ và dài đâu  bằng nửa lóng ngón  út.  Quấn từng viên   bằng giấy bạc lấy ra từ  trong bao thuốc lá , xoắn  hai đầu lại  như cây kẹo  Đặt " hoả tiễn"  lên giàn phóng là hai viên gạch thẻ xếp song song hở ra vừa đủ rộng  để đốt đèn bịch lạp  hay miếng bông gòn tẩm cồn. Núp đâu đó chờ nó bay. Từ ngày có thuốc bồi,  hoả tiễn dùng nhiên liệu trái banh  ping pong cắt vụn bỏ vô ống nhôm thuốc Optalidon không xài nữa.

Súng nổ càng  ngày càng gần, đêm có máy bay thả trái sáng. Chiếc C130 bay vòng vòng  bắn xuống những tràng đại liên kêu  như tiếng bò rống . Những viên đạn lửa liên tục nối tiếp nhau vẽ  đường đạn đạo   Người dân ở trên miệt xa  bắt dầu  gánh gồng, bồng bế qua sông  xuống phố tản cư.
Nhà máy nước trên tỉnh cũ ở Phú Trinh  , sân vận động Quang Trung, đồn Trinh Tường, Trường Bạch Vân cũ là bộ phận bên   Quân Cụ , Nhà Thương,  trường Nữ Tiểu học, Lao xá cũ sau lưng trường Chính Tầm, Ty Cảnh Sát ở Bình Hưng , đồn cảnh sát ấp Đức Nghĩa  là những nơi giao chiến ác liệt. Hầu hết  mọi gia đình trên phố đều tản cư xuống Đức Thắng vì phía mặt biển yên ổn  không có gì xảy ra. Mỗi lần nhìn máy bay phản lực đến dội bom, nhìn quả bom rơi mà tưởng như nó rớt xuống khu nhà mình ở. Có khi bom  tình khôn laser có chong chóng hay cánh phía sau , có khi bom napal vỏ  nhôm màu sáng bóng quay lộn  vòng vòng  trước khi xuống đất . còn nghe tiếng súng nổ của đại bác 20 ly bắn xuống từ máy bay. 

Chúng tôi thay phiên nhau về thăm nhà cũng như dọn đồ  đem xuống nhà Bác Ba. Mái ngói bể do những túc đạn đại bác từ máy bay rơi xuống, tiếng bom nổ làm bể hết kính của mấy cái cửa lớn và cửa số. 

Chiến trưởng ở Huế ác liệt quá. Những người lính Mỹ và VNCH phải đánh dành nhau từng căn nhà. Một người lính TQLC Mỹ nói thật miễn cưỡng phải bắn phá thành phố đẹp này. 

Footage về hố chôn tập thể được ông Nguyên Ngọc giải thích, khi  rút đi, một bộ phận bí mật trong thành phố đã phải giết chết những người này để bảo toàn bí mật sợ bị lộ. Nhưng dù sao cũng khó mà  biện minh một cách hoàn hảo được. 

Ở một đoạn khác về chiến sự ở Bến Tre. Một Trung Tá Mỹ nói muốn diệt hết VC phải san bằng cả thành phố. Vậy mà khi Thầy NH trích dẫn lời nói của vị TT này trong buổi nói chuyện ở  NY  đề tài về Anger, sự nóng giận,  lúc khủng bố 11/9 xây ra, Thày NH đã bị xuyên tạc là bịa đặt, bị  chụp mũ, "ném đá " Nay không còn là fake news. 

Khi thành phố đã im tiếng súng, anh tôi chở tôi đi trên chiếc scooter hiệu Buck đến những nơi có giao tranh nói ở trên. Nơi nào cũng có xác người nằm lại . Ở sân vận động,trong một khu mộ gia đình ở cuối sân , bên cạnh xác người còn  có những cái bánh tráng, bánh tét chưa kịp ăn. Một cái hộp quẹt rơi dưới đất, loại hộp quẹt dùng dầu lửa, tìm xe từ trái gòn  mà trên quê thường dùng. 

Một hố bom rất lớn sâu cả thước  ở ngã tư HTLO và TCV. Trái bom thả xuống đã quật ngã cây cổ thụ góc đường.   

Đứng trên lầu của hãng bia BGI,qua cửa số, chúng tôi những người trong xóm đã nhìn thấy  những người lính Thượng LLĐB tấn công vô trường Nữ. Anh lính vừa đến cổng, một trái lựu đạn tung ra,anh lăng xuống mấy bậc thềm ra đường may lựu đạn không nổ. Một ngườ linh khác đang đứng  trên bờ đê phải nhảy xuống sông   tìm chỗ núp Một toán lính Mỹ trên xe Jeep chạy chậm chậm trên đường ,khai hoả súng không giật 75 ly đặt trên xe . Hơn 10 năm trước không biết ai đã quay được clipnày như tôi kể lại và  upload trên YouTube. Nay tìm không thấy.

CE, lính sư đoàn 23 tăng viện đóng ở đồn Trinh Tường .Anh ghé về nhà ăn chút gì để có hương vị Tết. Mang về  cây súng AR15 thấy lạ lại có thêm cây AK 47 càng lạ hơn. Vậy mà khi đi bộ về lại đơn vị anh bị bắn chết trên đường. Cái chết  cua  CE xảy ra  nhanh thật tình cờ.  

 iAnh tôi có lẽ đi đến nhung nơi trong thành phố  để thấm định mức thiệt hạ vật chất, chuẩn bị tiếp nhận hàng cứu trợ cho đồng bào nạn nhân chiến cuộc. Hai cái lều vải quân đội lớn được thiết lập, một ở bãi đất trống là   chợ than đổi diện trường Bồ Đề và một ở gần hãng  nước đá Trung Nam trên đường THĐ .Hướng đạo sinh, thành viên  Hội Hồng Thập Tự, Gia đình Phật tử cùng làm thiện nguyện giúp đỡ đồng bào. 

Tole được mang chất trong kho Ty XH để phát cho những gia đinh nhà bị cháy hay mái bị hư. Shortening loại mỡ trừu trong lon lớn, oat trong những bao bố 25 kgs hình như không thích hợp món ăn của người Việt. Bây giờ mới biết ra là những hàng mắc tiền và bổ dưỡng. 

Năm sau đó,Anh phổi hợp với Ty Thanh Niên để tổ chức giải Thể thao Quân Khu 2. Về học QGHC,làm công chức  để năm 75 má tôi và chị tôi lo lắng đi xin xâm. Xăm nói đừng lo, con ngựa trắng qua sông. Lần theo những đoàn người di tản từ miền Trung anh  về đến nhà ngày 29/4.

Anh tôi mất hơn mười năm nay. Rất nhớ Anh. 

Vậy mà Tết năm đó bây giờ cũng sắp nửa thế kỷ. 



Hè 1972

Bạn của một người anh , làm  giảo viên, thường ghé nhà chơi nói với tôi, bây giờ có rớt tú tài thì cũng đi lính làm quan. Năm đó chúng tôi thi tú tài hai. Qua cái đoạn đường " Rót tú tài anh đi trung sĩ  ".Thanh niên đi học tính từ cánh gà lên quai chảo.  Tín chiến trường, chính trị  vẫn dồn dập đầy ắp   trên báo. Nhiều   đàn  anh lớp trên thuộc  niên khóa 70 nhập ngũ Thủ Đức  ,nghe tin có anh  tử trận trên cao nguyên cũng như ở nơi nào đó. Anh Đ.  pháo bình ,hiền lành  vui tính lúc nào cũng cười "híp mắt ",  có tên trong bảng hoá học  phân loại tuần hoàn, thích ký tên Cu. Anh  T Le bộ binh. Anh TDĐ ,LH,  mất tích ở chiến trường nào đó Một số anh vô sư phạm Đ L nên không phải nhập ngủ.   Ban nhạc cũng như tên đội bóng rổ của trường  Les Diables do  các anh sáng lập  đi vào quá khứ .

Chúng tôi vẫn còn thời gian nhẫn  nhơ. Buổi sáng chưa đến trường vội, ngồi quán  Ba Điệu uống ly café sữa nhỏ hay ly  xay  chừn   chờ ai đó đi qua. Có TTP., S.dẹo ,Bảy tiền, H . Paul... 
Ngồi trên lề đường trước cổng trường,  LNNP, TTP, và nhất là S . người  đọc Sartre, André Gide,  thơ Da Da, Rimbeau, La Martin...,Hố Thẳm tư tưởng. .. đi trước bạn bè trong lớp 50 năm về văn học và tư tưởng như S. thường nói. Vui thôi có đứa đặt cho nickname SK. Bạn cười khà khà rất hiền . Mỗi  sáng,  S.  ngồi  đây chờ cho được chiếc PC đỏ của người đẹp có dáng ngồi trên xe rất hay. .Tan hàng vô lớp chỉ khi người đẹp vô cổng nhỏ ngang nhà Ông cai đậu xe. 
De La M. người bạn trong lớp  ra đi sớm nhất . Thầy N., ba của M, trong giờ Pháp văn một lần  có nhắc tới những dòng họ danh giá ở Pháp như họ De. .par exemple De Gaulles. Từ đó lớp tôi gọi Thầy là De La N . và dĩ nhiên   M. phải  là De La  M. , article La thêm vào đọc nghe Tây và thuận âm Việt.
Thầy N. nói được tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Nhật. 
 Hôm ngày  M. mất ở Trung Tâm Nhập Ngủ Nha Trang lớp chúng tôi  đến nhà chia buồn. Nhà M.  trong con hẻm chợ Phường.

Có lần lớp tôi học tạm ở Phòng thí nghiệm, Thầy H. dạy toán  thường  ngậm  ống vố,Không nhớ chuyện gì xảy ra trong lớp  ,thày  phạt bạn mình HTQ chạy một vòng sân bóng rổ  kèm theo bài phạt vẽ vòng tròn  Euler qua tám điểm trên giấy bìa cứng croqui  Tôi và P S . xuống nhà thăm bạn hiền. Có cái com-pa nào đủ lớn để  vẽ vòng tròn cho vừa .Lên lầu, thấy  bạn hiền cắm cúi trên tấm bìa trải trên cái  bàn ăn hình  tròn.   Rất thông minh bạn hiền lấy cái thau rửa mặt nhỏ bằng plastic  úp trên tấm bìa, đồ theo chu vi cái thau  vẽ vòng tròn trước . Back track, đi ngược lại vẽ thêm tam giác, đường phân giác, trung tuyến. ..tìm tâm vòng tròn. Không biết hình phạt  có lợi ich gì không nhưng cũng động não bạn hiền. Còn nhớ thầy H. dạy Việt văn, vừa nói, tay vừa viết chữ Hán như "rồng bay phượng múa " trên bảng, không đứa nào biết, hiểu   nghĩa là gì. Bàn hiền  kề tai nói nhỏ "nó " xạo,viết sai cười khà khà . Chỉ có bạn hiền mới  đủ thẫm quyền để nhận xét mấy chữ Hán.  . Viết  lại chỉ  cho vui để nhớ Thầy nhớ bạn. Chuyện bạn bè nói cho nhau nghe thôi. 
Có   năm sáu đứa trong lớp  bị bắt  thì lại môn Việt văn của Thầy H . trong đó có tui. Trong ngày họp hội đồng giáo sư, thày T . dạy Anh văn đã đề nghị hình phạt này  . Thầy,người cao  ăn mặc rất "chic"  Chắc có lẽ thầy bực mình lắm vì mỗi lần thầy "chặt cua "ra dãy lớp đệ tam là nghe tiếng la "quố-mon, quố-mon " ,sau đó là im re xếp thẳng hàng trước lớp. Cái lớp này rất "căng thẳng ".Đi, đứng, ngồi không bao giờ yên. Dép, sabot phải để ý mà   giữ, lơ đảng một chút là nó bay thẳng qua lớp khác, không đời nào nó giống  như cái boomerang   chờ bay trở lại. Bạn mình có  một lần bị xốc giò từ mấy bậc thang  thảy ra sân,  quần bị đứt chỉ phải cuộc bộ khép nép  về nhà nghỉ giữa chừng. Đôi sandals tìm đèn của LBQ như đĩa bay,   bay luôn lên nóc nhà.
Món thẻ thao là những trận bóng bàn ở tiệm Sông Hương nhà anh Đàn.  Những trận đấu giữa PĐ, PS, HTQ,HNL (đã mất ) NMĐ ,NT,rất vui  Vẫn còn nhớ gương mặt đeo  kính của HTQ  mỗi lần giao banh xoáy , chọc, đía thêm . Những trận  đấu với ông già cầu Ké di xe đạp đòn dong,  để  râu trên môi chỉ  lớn hơn sợi chỉ đen chút xíu phớt qua mũi . Ông giá này đánh vợt gỗ nghe cóc cóc, thủ rất hay có cú service kỳ lạ.    

Biển Thương Chánh là nơi chúng tôi NMĐ,PS, NNH, HTQ    vẫn thường gặp và thấy  nhau. Các bạn Th. thường đi với nhau ba chị em   ,AT, GH, ĐH, XL, CNH , VH ,NN, T .tiệm NPT,HB ,HKH...  có mặt thường xuyên ở Cầu Đá. 
Nước biển trong veo  nhìn thấy đáy. Chẳng nghe nói và biết   tới chuyện ô nhiễm, bùn đất thải đổ xuống biển là gì . Ba bốn thằng lội vòng  qua hòn đá lớn hay  chơi lặn tìm đả, vỏ ốc hay miếng ngói đã bị  nước biển bào mòn rất láng được liệng ra xa .  NMĐ bật dậy "khẩn cấp". Con mắt bên phải bị mờ. Ba bốn đứa cũng lo lo không biết chuyện gì xảy ra. Loay hoay một hồi  mới tìm ra nguyên nhân. Lặn mà đeo kính cận ,đáng le phải là kính lặn hi hi. .. Kính lặn làm bằng ruột xe hơi bọc miếng kiếng,  đeo che mặt  băng sợi dây thun làm ná bắn chim ,  treo bán  ở các tiệm bán lưới đánh cá.  .NMĐ mất  một tròng kiếng   .May quá chia nhau  lặn một hồi  tìm được lại  cho NMĐ .
Trong thời gian học thi, má của Tt căn dặn không được ăn trứng vịt, trứng gà, trứng ngỗng. Trứng là cấm, chè trôi nước cũng cấm luôn .
Lúc này nhiều bạn  chạy xe gắn máy đi học . Có phương tiện  nên có bạn tổ chúc liên lớp 12A,B đi picnic xa xa. Xưa kia có MQ, ND thì đi bộ theo đường biển   đến VT . Đi qua những đồi cát đầy hoa tím của rau muỗng biến. . Một tấm hình trắng đen nhìn lại với đây kỷ niệm.  Bạn T. mụt ruồi Hoà Đa chạy Honda dame, B.,Yamaha đỏ, TTP, Kawasaki, KT Honda dame ,HKH ,Honda 67,PH, Honda 68 đỏ ngồi trên xe mà hai đầu gối vượt quá bình xăng. .M. rổ. .. 
Biếu tượng nạn nhân chiến tranh  trong thành phố vẫn lang thang nhìn thấy trên phố Gia Long. Cu Gồng  .trước kia đẹp trai, để tóc dài, cao bồi, anh chị. ,đóng đô mấy tiệm  bi da Khánh Long, anh Buột, Hoàng Hương, Anh Đào. Trái  lựu đạn lân tình nổ  đã  tàn phá " nhan sắc " của CG. Nhin Cô gái napalm dù sao cũng còn may mắn gương mặt không bị cháy biển dạng . Nhưng cái đau nào vẫn là đau. 
Kết quả của kỳ thi tú tài  đã được biết sớm do  có Thầy mang về từ SG. Ăn mừng sau 12 năm cố gắng sách đèn. Nhớ nhất hôm ở nhà CNH. Chúng tôi có quyền được say. NN còn chở chạy vòng vòng trong phố. 
PS, HTQ, TPS, TN, tổ chúc đi NT thăm NTN. Đến  nhà của N . Căn villa  trên đường NTH gần chợ Đầm  chờ N đi làm về. Dịp này gặp cô Út em họ của N. xinh xắn và  rất là à la mode. N  sắp xếp chỗ ngủ và cùng  đi ăn uống bên ngoài. Hôm sau buổi trưa ghé quán Cafe Brodard trên đường HTC của nhà N . Quản rất sang trọng , cửa kính chung quanh. Phải khen N. sống ở môi trường đầy lạc thú và nếu sảy chân thì đời có thể tan nát.  như vậy mà N không bị  ảnh hưởng chút nào. N đưa đi ăn trưa ở tiệm cơm Thọ Lộc gần Nha  Trang Hotel. NT bẩy giờ là thành phố của lính do các quân trường tập trung ở đây. Đồng Đế,  Dục Mỹ, trường Hải quân NT, trường KQ NT. ..Trung tâm nhập ngũ. Bước vô quán cơm đa số khách là quân nhân. Cô ngồi cashier xinh quá. Không ngờ. Cuộc đời có những tình cờ lạ lùng và trái đất rất nhỏ, tôi có dịp  ngồi nói chuyện với cô ở Sydney. Chuyện kể cô  đi tìm bạn học là bx túi qua các bạn trong nhóm cựu h s. Tìm từ Mỹ, qua Úc, về VN lâu lắm mà không tin tức . Thế là tôi gặp lại người đẹp tôi vẫn nhớ năm xưa giờ có 3 đứa con trai lập gia đính và  lên chúc bà nội. 
Chiến cuộc lang nhanh. Mặt trận cổ thành Quãng  Trị đấm máu. Có sự tham dự của xe tăng. Máy bay, pháo bình đổ dập cổ thành . Quốc   lộ 1 trở thành đại lộ kính hoàng. Lạ rue sans joie.    
Mùa hè đỏ lửa. PS và HTQ phải tiếp tục thi đậu vô một trường nào đó mới được hoãn dịch. Kết quả của lớp 72 quá tốt. PS thi vô trường nào cũng đậu, chọn Công chánh Phủ Thọ. HTQ đậu NLS. Và các bạn khác HVT đậu QGHC và Phú Thọ, chọn Hoá Học. BVS Công chánh PT, TPS, Hoá Học PT,H HT, Nông nghiệp CT. NDT  NLS,  HNL, NLS  ,TTP Đại học CT.
Phước đức có  bạn vào quân đội bây giờ vẫn còn  gặp lại nhau ngoại trừ V. Tuy phong.   

Các bạn ở những  lớp khác cũng đạt những thành tựu tốt đẹp  cho tương lai đời  mình.

Tuesday, September 26, 2017

TÔI ĐI HỌC - Thanh Tịnh

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
- Thôi để mẹ nắm cũng được.
Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.
Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
- Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.
- Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.
Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay ao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
Bài tập viết: Tôi đi học!
[Rút từ tập truyện ngắn QUÊ MẸ, 1941.]

Sunday, September 24, 2017

Sắp rằm tháng 8 - Phạm Sanh PBC72



Lần này đi Nha Trang dạy, chốn xưa ngày nào của gia đình ND sau khi rời PT. Tàu lửa chạy ban đêm, không thấy được đám rừng thanh long xanh mơn mởn. Trời tối đen, chỉ nghe âm thanh xình xịch đều đặn, tiếng gió rít mỗi khi đoàn tàu tăng tốc, tiếng còi tàu hét lên đánh thức sân ga vắng người, ai cũng ngũ chỉ mình không sao ngũ được. Hừng đông mờ sáng, thấy đàn cò trắng ốm nhom trên ruộng lúa, biết đến Phan Rang, thấy mấy ngọn dừa cao vút biết đến Ba Ngòi, thấy vườn xoài lấm tấm trái xanh đoán tới Cam Ranh Cam Lâm...

Ngang Diên Khánh, sắp đến ga NT, lại nhớ về Yersin. Năm lớp tư tiểu học, ở nhà Cậu, trốn đi chơi lên tận Thành, vào Suối Dầu, xem rừng cao su, ghé mộ ông Yersin. Hoa cỏ dại um tùm, nhỏ nhoi phất phơ khoe sắc, giản dị âm thầm như cuộc đời Ông Năm. Sinh ra Thụy Sỹ, lớn lên ở Pháp, bỏ Paris hoa lệ, bỏ nghề bác sỹ trên bờ để rong ruỗi trên những chuyến hải hành xa tận các xứ thuộc địa phương Đông. Các chuyến tàu Sài Gòn - Hải Phòng, Yersin đều ghé lại Nha Trang, cảnh vật con người núi xa biển gần khiến ông quyết định ở lại với người dân xóm Cồn. Nghe nói, Yersin đã từng  vào Phan Rí tìm ra Di Linh rồi về lại Phan Thiết, từ Biên Hòa lên Di Linh tìm ra cao nguyên Lâm Viên (Đà Lạt), từ Ninh Hòa lên Đắc Lắc vượt dòng Sêrêpok sang tận Kampuchia.... Yersin còn có công đẩy lùi bệnh dịch hạch tại Hồng Kong, mở ra viện Pasteur Nha Trang, được mời làm hiệu trưởng đầu tiên trường Y Đông dương  Hà nội. Khi dừng bước “giang hồ”, khai phá vùng Suối Dầu và Hòn Bà để thực nghiệm chăn nuôi lấy huyết thanh, mở đồn điền cao su, coca, cà phê... Sắp chết, ông Năm vẫn muốn chôn tại Nha Trang, muốn nằm sấp để được ôm lấy mảnh đất in dấu chuỗi ngày vượt suối băng rừng, tìm cách đẩy lùi căn bệnh sốt rét ác tính cứu người.... Mảnh đất mang nặng tình người, theo suốt cuộc đời đơn độc của ông. Những người như bác sỹ Yersin, bác sỹ Calmette, linh mục Alexandre de Rhodes..., chắc không hề tính toán cá nhân, kiêu ngạo tham vọng, giả nhân giả nghĩa như một nhóm người Việt hợm hỉnh ngày nay.
Cứ mỗi lần nhắc chuyện Yersin, tôi vẫn thấy có những con người quá hay, thầm lặng hy sinh, nhưng hơi thoáng buồn. Giống như mỗi lần nghe ai hát bài Chị tôi, lại thấy tội nghiệp thương cho mảnh đời mấy người con gái lưng ong. Cái tốt cái xấu, người thiện người ác, vẫn xen kẽ phức tạp trong cỏi ta bà.
Ra Nha Trang, buổi chiều đi dọc bờ kè, ngắm biển ngắm người, Nga Tàu Tây Nhật đủ thứ, xe tứ xứ đậu ngổn ngang. Nhìn hàng dừa xanh rợp bóng, nhớ mấy kiosque năm nào nay không còn. Nhớ đám bạn trai thi đậu tú tài, lần đầu rủ nhau ra chợ Đầm ở nhà dì VTN, leo cầu thang gỗ thăm ND, ra đường phố lạ ham nhìn đủ thứ, ra biển Nha Trang lén nhìn bọn con gái bận bikini không giống xứ mình. Nay đứa mất đứa còn, đứa ở Úc, đứa ở Mỹ, đứa ở VN..., tuy xa mà gần tuy gần mà xa. Không biết cô em họ VTN có còn kiêu sa như ngày nào, có khi đang ở nước ngoài với một chàng phi công nào đó. Nha Trang ngày về, Nhà thờ đá-Cầu xóm Bống-Tháp Bà-Hòn Chồng... vẫn còn, chỉ có xóm Cồn là biến mất, nhường chỗ cho khách sạn nhà giàu Mường Thanh chọc trời thách đố thiên hạ. Lối cũ vẫn vậy, chỉ có cảnh cũ người xưa biến mất, thay vào bằng các khách sạn cao vút của những ông chủ đến từ phương Bắc. Nha Trang dạo này, người Bắc (mới) nhiều. Người ta nhiều tiền lắm, giá bao nhiêu cũng mua hết, cái gì cũng mua tất..., mua để có cớ đưa người thân hàng xóm vào. Lịch sử lật ngược số phận nhiều con người, có khi cả dân tộc, lại thêm một đợt Nam tiến, không biết có đến cuối cùng chưa. Đêm giả từ NT, ngồi bookcafe PNC nghe nhạc không lời uống cà phê một mình chờ tàu, gửi lại nỗi nhớ nỗi thương y như ngày nào.
Chuyến về, cũng tàu khuya. Vào Tuy Phong trời tối như đêm 30 không thấy được cột khói nhà máy điện Vĩnh Tân, chỉ thấy ánh đèn câu mực thoáng hiện trên biển. Biết đến Ma Lâm khi các bóng đèn vàng heo hắt thắp sáng các vườn thanh long chi chít giữa đồng, y như ánh sao trên trời. Qua rừng lá thấp Sông Phan Suối Kiết, lập lòe vài ánh đom đóm sống về đêm, rừng xưa đã khép .
Vừa về tới thành phố, lại réo rắc chuyện ông Cai Lậy xứ Tiền Giang. Người ta đặt một trạm thu phí trên quê ông. Ai đi ngang đoạn đường làm tận từ thời Tây, nay cũng phải nộp mãi lộ. Cánh tài xế, sẳn tháng 7 cô hồn, đem heo quay cúng, nộp toàn tiền lẻ. Quê ông Cai sắp đổi tên thành tỉnh Tiền “lẻ”, cả tên ông cũng nên sửa lại thành “Lạy” Cai. Lúc này sao mà, bọn quan lại, bọn ngoài ấy ăn ác lắm. Vay ngân hàng 1.300 tỷ (trên 50 triệu đô), cũng là tiền của dân gửi, làm thêm 12 km đường tránh qua Cai Lậy. Sáu năm sau, lấy lại người dân miền Nam 7.000 tỷ (gần 300 triệu đô). Tổ cha bọn chúng, tham gì tham dữ. Ác quá, thất đức quá. Hèn chi, lúc này, mấy ảnh dính ung thư lai rai nhiều lắm.
Ngày trước ông Cai Lậy (Cai cơ Ngô Tấn Lễ, tướng của Nguyễn Ánh) một thời oanh liệt mở cỏi vùng đất Mỹ Tho Định Tường... Cuối thế kỹ 19, đẻ ra tới bốn ông Cai Lậy, hay Tứ Kiệt, nổi tiếng đánh Tây, chết hóa Thần. Vậy mà, bọn chúng không đọc sử sách Cha Ông sao ấy, nhè vùng đất này mà gian.  

BOT (Build-Operate-Transfer) là một hình thức cộng tác “làm ăn” giữa chính quyền và tư nhân. Khi chính quyền muốn tiết kiệm ngân sách và giảm bớt cái cảnh công chức quen tật sáng cắp ô đi tối xách về, sẽ kêu gọi tư nhân tham gia xây dựng, khai thác quản lý các công trình công cộng như đường xá cầu cống... Các nước đã làm thành công từ những năm 1970 và VN cũng bắt chước, hy vọng kéo vốn nước ngoài vào. Rất tiếc, bọn ngoại quốc không ngu như ta tưởng, rủi ro nhiều quá khi bỏ ra hàng tỷ đô la để thu lại trong vài ba chục năm sau. Thôi đành, phe ta phải chơi theo kiểu phe mình, lấy nó ráng nó (kiểu nói ngoài bắc). Đếch có tiền, nhưng có thằng họ hàng thân quen bày vẽ, vay ngân hàng làm dự án BOT, lãi vay có nhà nước chịu, ăn đầu ăn đuôi, lời từ A tới Z, bọn tài xế chắc cũng ngu như ai, cứ qua trạm là nộp phí, về nhà xe chịu, hành khách chịu, người buôn bán thậm chí mấy ông bà nông dân chân lấm tay bùn chịu, biết gì lũ dân ngu cu đen. Đường dây tham nhũng BOT lòng lòng cả chục năm nay, tiền thu bẩn bọn nó ăn 10 đời chưa hết, chắc phải dính cả “mối chúa”.
Nghe nói, ở Phan Thiết, ngành giáo dục cũng đang muốn làm BOT xây bể bơi cho bọn nhỏ học để thi  môn bơi có trong chương trình phải học. Nghĩ mà ham, trước muốn biết bơi chỉ ra biển Thương Chánh, nhìn GH, ĐH bơi, xung phong xuống uống nước biển vài lần là bơi như chó (có kiểu bơi chó là vậy). Nhưng mà nghĩ lại bọn trẻ thời nay, có cái gì ngu ngu, có biển sát bên mà xây hồ bơi. Cách đây mấy năm, Cần Thơ cũng làm một công viên nước có hồ bơi cho thiếu niên, nay đã dẹp, vì người Cần Thơ gần sông nước dại gì mua vé vô hồ bơi cho tốn tiền...
Thích làm BOT mà không chịu học kiểu làm BOT phục vụ cho người dân hết mình như nhà văn Sơn Nam mô tả trong mẫu truyện “Cầu tiêu trên sông” năm 1958 trên báo Nhân Loại... Người đi tìm sự thơ thới phải trả cho chủ nhơn hai cắc một lượt. Năm, bảy tháng sau chủ nhân tuyên bố là đã thu được đủ vốn rồi, tuyên bố hiến cái cầu cho mọi người, dù không có “đạn dược” vẫn có thể oanh kích tự do nếu như chỗ ngồi còn trống...

Nói chuyện BOT nhức đầu lắm, cầu nào cũng là cầu, cầu đường hay cầu tiêu. Thôi, sắp rằm tháng 8, nói qua chuyện Tết Trung thu xách đèn đi chơi cho đở thèm bánh.... Nhớ hồi nhỏ, cả tiểu học và trung học, cứ tới tháng tám âm lịch là lo chuyện làm lồng đèn để thi giữa các trường vào đúng đêm rằm Trung thu. Các trường không được giống nhau, cả đèn cầm tay lẫn đèn xe hoa dẩn đoàn. Đi lòng vòng mấy đường, rồi cùng về vườn hoa chấm điểm. Lên trường đi cả đêm từ chạng vạng đến khuya, phải đi theo hàng theo hướng dẩn của Thày Cô, thỉnh thoảng ca hát, thường xuyên đối phó đám đông hai bên đường sẳn sàng giật và ném đá cho lồng đèn bị cháy. Mà sao, đêm Trung thu năm nào cũng mưa, lủi thủi về nhà ướt như chuột lột, chắc là chú Cuội nhớ nhà nhớ người vợ tiểu bậy hay Hằng Nga luyến tiếc chàng Hậu Nghệ tốt bụng ngày nào chăng.  
 
Phan Thiết hiện nay vẫn còn lệ rước đèn Trung thu rằm tháng 8 lớn nhất cả nước. Lâu quá không nhìn tận mắt cảnh tượng các đoàn em nhỏ  xách lồng đèn hớn hở trên đường phố ước ao trường mình năm nay được giải. Cũng có người nói, chuyện rước đèn Trung thu cũng như lệ thỉnh Ông đi chơi tại Phan Thiết đã bị thương mại hóa. Tôi lại nghĩ, thời này có cái gì là không mua bán, miển sao đừng mua bán Thánh Thần Tổ Tiên Ông Bà, bỏ đi các tục lệ truyền thống, cố chịu đấm ăn xôi duy trì các thói quen xấu (chọi trâu chém lợn giết chó...) là được.
Trung thu năm nào, tôi cũng đi trên đường Triệu Quang Phục Q5, nhìn xe nhìn người, xem các em nhỏ hớn hở xách chiếc lồng đèn tân thời đủ kiểu. Nhớ về cảnh xúm nhau che gió đốt đèn cầy, xúm nhau chia từng chiếc bánh dẽo..., nhớ một thời thơ ấu, tỉnh lẻ trường xưa bạn cũ, đứa còn đứa mất đứa xa vời vợi.

Phạm Sanh, PBC72