Nếu không năm nhuần thì những
ngày rằm này là lễ Vu Lan báo hiếu, cúng cô hồn...
Vu Lan nhớ chuyện Mục Liên Thanh
Đề. Người con, đắc đạo thần thông cở nào cũng thương nhớ về mẹ, dù ở cỏi nào.
Ác mới thành quỷ, đã là quỷ thì chốn nào cũng ác, hung dữ tham lam. Thày Mục
Liên phải nhờ Phật, Phật khuyên phải nhờ oai lực đức độ các Bồ Tát tăng ni mười
phương, độ lực Thày giúp mẹ tự mình thức tỉnh cơn mê..."Tâm có thể tạo nghiệp, mà tâm cũng có thể chuyển nghiệp".
Vu Lan nhớ “Bông hồng cài áo” của
Thày Nhất Hạnh, bông sắc hồng tặng cho người còn mẹ và bông trắng gửi cho ai mất
mẹ, một tập tục quá tuyệt vời của người Nhật nay nhờ đoản văn của Thày NH cũng đã
phổ biến tại VN. Lại nhớ lời ca một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh...
những năm chập chững mới bước vào cổng trường PBC của cố nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ.
Vu Lan có chút gì nhắc về nhân quả.
Mẹ Mục Liên, ác gặp cỏi ác. Nhiều khi tôi vẫn nghĩ về các chuyện xảy ra với
Thày NH, về nhạc sỹ PTM, có lẽ nào cũng gặp nhân quả. Thế giới biến động này
quá nhiều nhân quả. Sau 75, chuyện ghi lý lịch, chuyện cộng điểm ưu tiên quả là
một bất công với đa số người miền Nam. Sau hơn 40 năm, quả lại rơi trên đất Bắc.
Học sinh Hà Nội 30 điểm phải vào học y Thái Bình, và học sinh Thái Bình thì ung
dung đổi đời ra y Hà Nội. Một nữ cử nhân Hải Dương bị chính quyền Xã ghi lý lịch
xấu vì gia đình không có 2 triệu đóng tiền làm đường liên xã... Lại còn xuất hiện
nhiều cái nhân quái dị, tuyển sinh năm nay, chỉ cần 10 điểm 3 môn là được vào
trường sư phạm ra làm thày cô gíao, còn những đứa 30 điểm đã chạy tuốt hết vào
các trường công an quân đội. Thương cho những Thày Cô PBC, một thời và cả đời
khâm phục sát đất.
Vu Lan không chỉ báo ân báo hiếu,
làm các Phật hoan hỷ, mà còn là dịp “xá tội vong nhân”. Cứ rằm tháng 7 là chờ
gia đình làm lễ cúng cô hồn, nhang đèn bánh trái hoa quả cả mâm, thêm tiền lẽ
tiền xu đủ bộ cho mấy Ổng Bả. Vui nhất là canh chừng và xem mấy người lối xóm,
nhỏ to trai gái đều có, giựt nia giựt tiền xu mà chạy khi nhang vẫn chưa tàn.
Xem xong cảnh náo loạn, cũng trốn Ba Mẹ đi theo đám cô hồn “sống”, chen lấn xô
đẩy giựt tiếp mấy nia bánh trái xôi chè nhà hàng xóm.
Có một năm, đi dạy Quãng Trị ngay
dịp Vu Lan. Tối, đám học trò rũ đi xem mấy Thày Thượng tọa Đại đức thả đèn trên
sông Thạch Hản. Những ngọn đèn hoa sen, lung linh bồng bềnh trên sóng nước, dẩn
đường cho người chết trở về. Bổng dưng, lao nhanh về một xoáy nước giữa sông,
chìm lĩm. Không ai muốn về. Báo hại mấy Thày phải về lại Chùa tụng niệm, để năm
sau ráng về. Té ra người chết cũng biết hờn dỗi.
Vu Lan còn có dịp nhớ về người
thân đã khuất, nhớ Mẹ của Mẹ, nhớ Ông Bà Cố... Nhớ đủ người, đan xen đủ kỹ niệm.
Mong ngày nào, chuyện Đồng Cốt có thật, gặp lại vui buồn hơn nhiều.
VN bây giờ, nhiều cô hồn sống lắm,
đủ dạng đủ kiểu. Bọn cô hồn không còn thèm ăn chè ăn bánh lấy tiền lẽ tiền xu
tiền âm phủ. Phải là vài trăm vài nghìn tỷ. Phải là tiền tươi thóc thật, đô la
Mỹ càng tốt, để còn mua nhà gửi gấm con du học bám trụ phương Tây. Mỗi năm 10 tỷ
đô gửi gấm xứ xì trum. Nghe nói mấy thày phù thủy phương Bắc đang ếm mấy đứa âm
binh cỏi trần này, đang lượm mấy thằng xe pháo mã như TXT, TB... để chiếu bí tướng
sĩ tượng. Phe chiến thắng, còn đến 200.000 vong linh chưa có nơi nương tựa, vậy
mà mấy đứa cô hồn sống tham nhũng vô tư hái lượm trên xác người, đáng kinh tởm.
Hôm ngồi quán cà phê với HB, KH, ĐT, nhắc chuyện Mậu Thân 68, nhớ cái miếu cô hồn
dưới chân cầu mới THĐ, có công bà Tám Q. mẹ bà R.. Vậy mà sau 75, miếu bị dẹp vì
CM không tin “dị đoan”, CM không tin những người nằm đó là phe mình. Ngày phá
miếu, xui khiến đập lộn tượng ông THĐ. Đúng là cái điềm. Người chết vẫn còn đâu
đó.
Chuyện đám cô hồn sống ăn bẩn tài
nguyên tiền bạc công sức người dân chỉ là câu chuyện một sớm một chiều. Của
thiên trả địa mà thôi. Ghê lắm, các bạn 72 không nên dính vào đám ma nhớt này,
nếu không muốn biến dạng thành đám sứa lữa, lẫn quẫn hù dọa mấy bạn gái tắm biển
Thương Chánh thưở nào. Mà tụi mình còn sức đâu mà dính.
Cũng có bọn cô hồn giả nai mượn bằng
cấp chức vụ ăn tiền. Vùng biển Hòn Cau Tuy Phong, mà bọn chúng cho là vùng biển
chết, không có san hô, không còn tôm cá..., để mà xả bùn hay xả cái quái gì đó
của dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. Dại nhất ở đời và cũng thất đức nhất,
khi hết phá sơn lâm đến đâm hà bá. Phá rừng thì mấy hôm nay mưa lũ, người dân
Mù Cang Chải (vùng Việt Bắc dính dấp một phần đất của nhân vật Đoàn Dự Đại Lý trước
đây) bị lỡ đất sụp nhà khốn khổ. Phá biển thì chỉ nghèo đói, đánh bắt trái
phép, ở tù tận xứ Nam Dương. Cả chuyện phá rừng ngập mặn Cà Mau để nuôi tôm cho
đại gia xuất khẩu, cũng đã có quả, mủi Cà Mau trước phình ra và nay thì sạt lỡ
teo lại.
Tháng tới Vu Lan, không nghe Bạn
nào ở xa về, đi về tháng này xui lắm. Nhưng qua lệ cúng cô hồn rồi, không biết
có ai về không, kể chuyện cô hồn sống, cô hồn chết (thật), cho vui tuổi già. Bạn
bè như một cái rừng, xôn xao đó rồi cũng bị “lâm tặc” đốn...
Phạm Sanh, PBC72